Tỷ phú Elon Musk, người được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn làm quan chức phụ trách cắt giảm chi tiêu của chính phủ liên bang, đã chỉ trích máy bay chiến đấu có người lái vào ngày 25/11, nói rằng UAV mới là tương lai của không chiến.
"Máy bay chiến đấu có người lái đã lỗi thời trong thời đại máy bay không người lái. Vũ khí này sẽ chỉ khiến phi công thiệt mạng", người đứng đầu SpaceX, Tesla và X cho biết.
Ông Musk đã nhắc đích danh F-35, máy bay chiến đấu hiện đại do Lockheed Martin có trụ sở tại Mỹ sản xuất và được đưa vào sử dụng năm 2015.
"Trong khi đó, một số người kém sáng suốt vẫn đang chế tạo máy bay chiến đấu có người lái như F-35", ông nhận định.
Ông Musk nhận định: "Thiết kế F-35 tệ hại ngay từ khi triển khai, vì nó phải làm quá nhiều nhiệm vụ cho quá nhiều lực lượng". Ông cho rằng, F-35 là loại vũ khí đắt tiền và phức tạp, có thể làm mọi nhiệm vụ, nhưng không giỏi nhiệm vụ nào.
F-35, vốn được xem là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới, có khả năng tàng hình và cũng có thể được sử dụng để thu thập thông tin tình báo.
Đức, Ba Lan, Phần Lan và Romania gần đây đều đã ký hợp đồng mua máy bay này.
Tuy nhiên, quá trình phát triển của nó đã gặp phải nhiều vấn đề, đáng chú ý là trong việc thiết kế các chương trình máy tính và chi phí vận hành rất cao khiến tiêm kích này thường xuyên bị chỉ trích. F-35 cũng gặp phải hàng loạt trục trặc trong quá trình chế tạo khiến dự án bị đội giá lên rất cao, biến nó trở thành một trong những tiêm kích đắt đỏ hàng đầu thế giới.
Theo Mauro Gilli, một nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Zurich, "điều khiến F-35 đắt đỏ là phần mềm và thiết bị điện tử, chứ không phải là phi công".
Ông cho rằng, điều này có ý nghĩa quan trọng "bởi vì một máy bay không người lái có thể tái sử dụng sẽ cần phải có các tính năng như F-35".
Ông cũng chỉ ra rằng sự tồn tại của F-35 đã buộc các đối thủ của Mỹ phải phát triển máy bay riêng và radar tiên tiến để sánh ngang với nó.
"Chỉ cần tồn tại, F-35 và (máy bay ném bom) B-1 buộc Nga và Trung Quốc phải đưa ra những lựa chọn chiến lược mà nếu không có F-35 thì họ sẽ không phải thực hiện (ám chỉ việc phân bổ ngân sách phát triển và duy trì vũ khí đối phó)", ông Gilli nói.
"Ngay cả khi ông Musk đúng (và ông ấy không đúng), việc xóa bỏ chương trình F-35 sẽ nới lỏng những áp lực này đối với Nga và Trung Quốc", chuyên gia trên cảnh báo.
Hồi tháng 4, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO) công bố một báo cáo cho thấy, quân đội Mỹ sẽ thực hiện kế hoạch giảm giờ bay cho tiêm kích F-35.
Động thái này diễn ra sau khi Lầu Năm Góc ước tính chi phí cho toàn bộ vòng đời của F-35, bao gồm mua, vận hành và bảo trì máy bay trong vài thập niên tới, đã vượt 2.000 tỷ USD.
Theo Reuters相关文章:
相关推荐:
0.2466s , 7498.59375 kb
Copyright © 2025 Powered by Tỷ phú Elon Musk chỉ trích tiêm kích F_trận đấu union saint-gilloise,Betway