Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Sáng 9/11,ọpQuốchộiThảoluậndựánLuậtcóquyđịnhliênquanđếnquyhoạtỷ lệ 88 các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật này.
Tiếp đó, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Trồng trọt và thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Trồng trọt.
Dự thảo Luật trình Quốc hội lần này về cơ bản đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội với một số nội dung lớn đã được tiếp thu, chỉnh lý như: Chỉnh lý thể hiện rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật; Bổ sung quy định về quản lý chất lượng giống theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đổi mới phương thức quản lý theo hướng đơn giản hóa thủ tục nhưng bảo đảm chặt chẽ, có phân biệt quy định quản lý đối với các giống cây trồng chính với các loại cây trồng khác (từ Điều 13 đến Điều 17); Luật hóa các quy định của Nghị định 108/2017/NĐ-CP nhằm quản lý chất lượng phân bón, hạn chế tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng; bổ sung một số nội dung mới vào Chương IV (Canh tác).
So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, số vấn đề phải giao Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định, đã giảm từ 58 xuống còn 28.
Trong phiên họp chiều, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Sau nội dung này, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch và thảo luận tại hội trường về dự án Luật này.
Mục tiêu của việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về tiến độ sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan, bảo đảm các quy định về quy hoạch có hiệu lực thi hành cùng với Luật Quy hoạch từ ngày 01/01/2019.
Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm 32 điều, nội dung chủ yếu về: Sửa đổi tên các quy hoạch để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Danh mục Quy hoạch ngành quốc gia được quy định tại Phụ lục 1 và Danh mục Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành tại Phụ lục II của Luật Quy hoạch; bãi bỏ các quy hoạch về phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ, các quy hoạch này đang cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
Dự thảo Luật còn sửa đổi các quy định về quy hoạch ngành quốc gia; về các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thuộc Danh mục Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành tại Phụ lục II của Luật Quy hoạch.
Theo dự kiến, đây là dự án luật duy nhất tại Kỳ họp thứ 6 được thông qua theo quy trình tại một kỳ họp./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Thể thao)