Trưa nay (11-5),átbiểucủaTổngBíthưbếmạcHộinghịTWkhótỉ số giải pháp Hội nghị lần thứ7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc sau 10 ngày làm việc khẩntrương, dân chủ, nghiêm túc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị. Sau đây, trân trọngchuyển tới quý vị và các bạn toàn văn bài phát biểu quan trọng này của đồng chíTổng Bí thư: >> Bế mạc Hội nghị lần 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thưa các đồng chí Trung ương, Thưa các đồng chí tham dự Hộinghị, Sau 10 ngày làm việc khẩn trương,dân chủ, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đãhoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Các đồng chí Ủy viên Trung ương và cácđồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phát huy trí tuệ,thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc vào các đề án, báo cáo. BộChính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khácnhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua nội dung các nghịquyết, kết luận của Hội nghị. Để kết thúc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, tôixin phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả chủ yếumà Hội nghị đã đạt được. 1- Về tiếp tục đổi mới, hoànthiện hệ thống chính trị: Qua trao đổi, thảo luận, Trung ương nhấn mạnh, củngcố, kiện toàn, từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị là công việc rất lớn, hệtrọng và phức tạp, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Vừa qua, chúng ta đã cónhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựuchung của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, so với yêucầu phát triển, vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém. Tổ chức bộ máy vẫn cồngkềnh, chồng chéo; biên chế vẫn phình to, nặng nề; chất lượng cán bộ, công chứcchậm được nâng cao; hoạt động của toàn hệ thống có những khâu chưa thông suốt,hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một sốvấn đề về phương thức lãnh đạo của Đảng, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân có những điểm còn chưa đủ sáng tỏ.Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảngtrong lĩnh vực này chưa thực sự kiên quyết, nhất quán; một số chủ trương, chínhsách chưa phù hợp chậm được phát hiện, điều chỉnh, sửa đổi. Chưa tiến hành đồngbộ giữa đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy với bổ sung, hoàn thiện hệ thống luậtpháp, chính sách. Trung ương yêu cầu, thời giantới, cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị từ Trung ươngđến cơ sở, nhằm mục tiêu xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổnđịnh, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có sốlượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên mônnghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đổi mới, hoànthiện hệ thống chính trị phải đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế; thống nhấtgiữa các tổ chức trong toàn hệ thống, bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốcvà các đoàn thể chính trị - xã hội. Kiện toàn tổ chức bộ máy phải đi đôi vớihoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.Hoàn thiện thể chế phải gắn liền với đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạocủa Đảng. Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sựnghiệp công. Tăng cường quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, nhất là ở cơ sở.Không nhất thiết ở Trung ương có tổ chức nào thì ở địa phương cũng có tổ chứcđó. Đối với những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã đủ rõ, chín muồi thì kiên quyếtthực hiện; những vấn đề chưa đủ rõ, còn có ý kiến khác nhau thì cần chỉ đạokhẩn trương nghiên cứu, tổng kết để làm rõ, có bước đi thích hợp, không nóngvội, chủ quan, duy ý chí... Trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo chungnêu trên, cần tiếp tục rà soát, kiện toàn các cơ quan tham mưu, giúp việc, đơnvị sự nghiệp của Đảng; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộmáy nhà nước (bao gồm cả Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân, chính quyền địa phương); đổi mới, kiện toàn tổ chức bộmáy và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theohướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo, trùng lắp. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí công tác,tiêu chuẩn chức danh, số lượng cán bộ, công chức, viên chức để giao, quản lýbiên chế. Tiếp tục thí điểm khoán kinh phí hành chính để khuyến khích giảm biênchế. Tăng cường cán bộ kiêm nhiệm một số chức danh phù hợp. Thực hiện đúng quyđịnh về số lượng cấp phó lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức. Đẩy mạnh áp dụng cơchế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện"xã hội hoá" dịch vụ công, từng bước giảm chi lương viên chức từ ngânsách nhà nước; quản lý chặt chẽ việc thành lập mới các đơn vị sự nghiệp cônglập, các tổ chức quần chúng và số lượng viên chức ở các đơn vị sự nghiệp cônglập. Khẩn trương tổng kết và có kết luận về việc thí điểm không tổ chức Hộiđồng nhân dân ở một số huyện, quận, phường. Nghiên cứu, thí điểm xây dựng môhình chính quyền đô thị. Thực hiện giảm dần số lượng cán bộ không chuyên tráchcấp xã. 2- Hội nghị nhất trí cho rằng,tiếp sau Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, việc lần này Trungương bàn và ban hành Nghị quyết về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Bởi vì chỉcó làm tốt công tác dân vận, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa nhân dân vớiĐảng thì Đảng mới có sức mạnh. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng Nhànước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, có rất nhiềuvấn đề mới đặt ra tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của cán bộ, đảngviên và nhân dân. Những hiện tượng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, cùngvới tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, làmsuy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng là thách thức đối với mối liên hệgiữa dân với Đảng. Chỉ có đổi mới và làm tốt công tác dân vận, củng cố vữngchắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng vớidân, cũng như khối đại đoàn kết toàn dân thì mới phát huy được sức mạnh to lớncủa toàn dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được yêu cầu trên,phải quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm củaĐảng ta về dân vận, về đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt là phải tôn trọng và pháthuy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân;luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân; những gì có lợi cho dân thì hết sứclàm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Thường xuyên chỉnh đốn, xâydựng Đảng, Nhà nước, chính quyền trong sạch, vững mạnh; mọi quan điểm, chủtrương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước phải vì dân, xuất phát từlợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cán bộ, đảng viên, công chức,viên chức phải gương mẫu, tận tuỵ với công việc, nói đi đôi với làm để nhân dântin tưởng, noi theo. Tiếp tục nâng cao nhận thức củađội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của côngtác dân vận. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời đường lối, chủtrương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước đến với nhân dân; nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về các hoạt động thông tin, truyền thông,định hướng dư luận xã hội; kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với các thông tin xấu,độc hại, nhất là qua mạng Internet. Kiên quyết, kiên trì thực hiện tốt Nghịquyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta thực sự trongsạch, vững mạnh; tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng. Nâng caohiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Tậptrung giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc trong nhân dân, nhất là vềđời sống, công ăn việc làm, giải tỏa, đền bù đất đai, giải quyết khiếu nại, tốcáo của dân, cải cách thủ tục hành chính; khắc phục tình trạng tiêu cực, phiềnhà; ách tắc và tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, bảo đảm an sinh xã hội… Đẩymạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân. Đổi mới tổ chứcvà hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hộiquần chúng. Kiện toàn, nâng cao năng lực dân vận của các cơ quan, đơn vị và độingũ cán bộ làm công tác dân vận trong toàn hệ thống chính trị, đặc biệt làtrong các cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ thường xuyên có quan hệ, tiếpxúc trực tiếp với dân. Đổi mới mạnh tác phong công tác, thật sự gần dân, trọngdân, học dân. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. 3- Ban Chấp hành Trung ương hoannghênh và cảm ơn đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đãnhiệt tình hưởng ứng, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi Hiếnpháp năm 1992. Đồng thời, ghi nhận, biểu dương Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến phápvà các cơ quan chức năng đã tổ chức chu đáo việc lấy ý kiến nhân dân; tổng hợpđầy đủ, tiếp thu nghiêm túc, giải trình các góp ý xây dựng để hoàn thiện thêmmột bước dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét, quyết định.Qua đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, sâu rộng này, nhân dân ta đã một lần nữathể hiện cao độ lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hết lòngchăm lo xây dựng Nhà nước ta, đất nước ta, dân tộc ta vững mạnh, trường tồn.Tuyệt đại đa số các tầng lớp nhân dân tán thành với nội dung của dự thảo và chorằng: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã bám sát mục tiêu, yêu cầu, quanđiểm và định hướng lớn đã được xác định trong các nghị quyết, kết luận củaTrung ương và Quốc hội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân; khẳng địnhbản chất, mô hình tổng thể của thể chế chính trị và tổ chức bộ máy của Nhà nướcta đã được thể hiện trong Cương lĩnh và Hiến pháp hiện hành. Nội dung của Dựthảo đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng, phù hợp với yêu cầu phát triển củađất nước trong tình hình mới. So với bản dự thảo được công bố,đã có rất nhiều ý kiến của nhân dân được tiếp thu, tập trung vào nhiều vấn đềquan trọng. Đối với những vấn đề mới, nhạy cảm, còn ý kiến khác nhau, Trungương đã dành nhiều thời gian thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo định hướng lựa chọn,tiếp thu, giải trình. Đối với các quan điểm sai trái, những luận điệu tuyêntruyền chống phá của các thế lực thù địch, Trung ương kiên quyết phê phán, bácbỏ. Trung ương giao Đảng đoàn Quốc hội cùng với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiếnpháp, tiếp tục quán triệt đầy đủ và sâu sắc hơn nữa Cương lĩnh chính trị năm2011 của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương 2 và Hội nghịTrung ương 5, các kết luận của Bộ Chính trị và kết luận của Hội nghị lần này,khẩn trương chuẩn bị báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý, hoàn thiện bảndự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để trình kỳ họp sắp tới của Quốc hội. 4- Về chủ động ứng phó với biếnđổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: Trung ương cho rằng, đâylà 3 lĩnh vực cực kỳ quan trọng, có nội dung phong phú, nhiều mặt và quan hệmật thiết với nhau. Thời gian qua, các lĩnh vực này ở nước ta đã bước đầu đượcquan tâm, có bước phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên,hiện vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém. Việc ứng phó với biến đổi khí hậu cònnhiều lúng túng, bị động; thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra cònlớn. Tài nguyên chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững, mộtsố loại bị khai thác quá mức nên bị suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường còndiễn ra phổ biến, có xu hướng gia tăng, ở một số nơi rất nghiêm trọng; đa dạngsinh học suy giảm, gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái trên diện rộng. Dự báothời gian tới, tình hình còn diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, tháchthức có thể còn gay gắt, nặng nề hơn. Để lãnh đạo, chỉ đạo phát triểnnhững lĩnh vực quan trọng, phức tạp này, trước hết cần nâng cao nhận thức trongtoàn đảng, toàn dân và toàn hệ thống chính trị, coi chủ động ứng phó với biếnđổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là vấn đề có ý nghĩa quyếtđịnh sự phát triển bền vững của đất nước. Việc xem xét, giải quyết các vấn đềphải dựa trên những nguyên tắc của phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất,liên ngành, liên vùng; vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâudài; vừa toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm, có bước đi phù hợp. Biến đổi khí hậu là vấn đề toàncầu, có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, thách thức nghiêm trọng đối vớitoàn nhân loại trong thế kỷ 21, đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, chủ động nghiêncứu, dự báo và có các phương án ứng phó; không cường điệu, thái quá, nhưng cũngkhông được xem thường, chủ quan. Tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực,nguồn vốn tự nhiên quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước, cần được đánhgiá một cách khoa học, chính xác, trên cơ sở đó có kế hoạch quản lý, khai thácvà sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; chú trọng phát triển, sử dụng năng lượngtái tạo, vật liệu mới, tái chế. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là mộttrong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được lồng ghép trongchiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từngngành và từng địa phương. Thực hiện phương châm lấy phòng tránh, ngăn ngừa làchính, đi đôi với kiểm soát, xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môitrường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Nhiệm vụ chung đặt ra là: Phảiđẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăngtrưởng xanh và phát triển bền vững; thí điểm phát triển mô hình kinh tế xanhtheo địa bàn và theo ngành, lĩnh vực và từng bước nhân rộng trên cả nước. Thựchiện phân vùng chức năng sinh thái làm cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực và địa phương theo hướng phù hợp với đặc tínhsinh thái từng vùng, hài hòa với thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.Thiết lập, ứng dụng các mô hình dự báo tổng thể tác động của biến đổi khí hậuđến tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội; thí điểm phương thức quản lýtổng hợp và thống nhất tài nguyên, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậucho lưu vực sông, vùng ven biển, sau đó nghiên cứu nhân rộng ra cả nước. Xâydựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và thống nhất theo chuẩn quốc tế; có cơchế phù hợp khai thác, chia sẻ thông tin, sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu trêncác lĩnh vực này. Trong số các giải pháp đã đề ra,cần hết sức chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục và áp dụng chế tài xử lývi phạm đủ mạnh để nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tự giác, chủ động đềphòng và ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệmôi trường của toàn hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên vànhân dân; hình thành các thiết chế văn hóa, đạo đức môi trường trong xã hội.Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vựcnày. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới, hoàn thiện cơ chếquản lý tài chính, tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực cho ứng phó với biếnđổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Coi trọng hợp tác, hộinhập quốc tế. Trong nhiệm kỳ này, cần sớm xây dựng và triển khai các chươngtrình, kế hoạch để thực hiện có hiệu quả các chiến lược đã được ban hành trên 3lĩnh vực này, tập trung giải quyết những vấn đề mà nhân dân đang đặc biệt quantâm như: Triều cường, nước biển dâng gây úng lụt, nhiễm mặn ở các tỉnh venbiển, nhất là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; nạn phá rừng, khai thác hủy hoạimột số loại khoáng sản; phát triển thủy điện tràn lan, gây hậu quả xấu đến xãhội và môi trường; bỏ hoang hóa đất đai sau khi được giao quyền sử dụng cho cácdự án đầu tư... 5- Ban Chấp hành Trung ương đãxem xét kỹ và nhất trí cao với những nhận định, đánh giá và đề xuất nêu trongBáo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấnđề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Hội nghị thống nhất cho rằng,trong hơn một năm qua, toàn hệ thống chính trị đã nghiêm túc quán triệt và tíchcực triển khai thực hiện Nghị quyết; nhân dân đã nhiệt tình hưởng ứng tham giaxây dựng Đảng. Nhờ vậy, chúng ta đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng.Cán bộ, đảng viên và nhân dân đều cho rằng, việc ban hành và thực hiện Nghịquyết là rất cần thiết, đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùinhững tiêu cực, suy thoái trong Đảng, giữ vững bản chất cách mạng của Đảng, xâydựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Qua đây chúng ta cũng có thêmkinh nghiệm trong việc chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng nói chung,trong chỉ đạo việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình nói riêng. Trung ương yêu cầu phải kiênquyết, kiên trì tiếp tục lãnh đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 vớinhững bước đi vững chắc để có thể thực sự tạo được chuyển biến rõ rệt trongcông tác xây dựng Đảng. Trước mắt, tập trung xây dựng và thực hiện thật tốt, cókết quả cụ thể các chương trình, kế hoạch sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm,khắc phục những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra trong đợt sinh hoạt chính trịvừa qua. Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần tiếp tục được thực hiệnmột cách nghiêm túc gắn với kiểm điểm công tác hằng năm. Việc thực hiện cácnhóm giải pháp khác phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ theo đúng Kế hoạchsố 08-KH/TW của Bộ Chính trị, gắn với tiếp tục học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện những điều đảng viên không được làm; gắn vớiviệc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốcphòng, tăng cường công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế. Trung ương cũng đã xem xét cácBáo cáo công tác kiểm tra của Đảng năm 2012; công tác tài chính Đảng năm 2012;công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị từ sau Hội nghị Trung ương 6 đếnnay. Đồng thời yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ khẩn trương chuẩn bị Đề án cảicách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công để trình Trungương xem xét, quyết định vào thời gian thích hợp. Ngoài những quan điểm, địnhhướng chính sách, biện pháp đã được xác định tại Kết luận của Hội nghị Trungương 5 khóa XI, cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Kết luận của Hội nghịTrung ương lần này; đẩy mạnh việc nghiên cứu, tổng kết một cách cơ bản, sâusắc, toàn diện các mặt để có một hệ thống các chính sách, biện pháp cải cách cơbản chế độ tiền lương. Chú trọng một số giải pháp có tính đột phá, nhất là độtphá trong cải cách hành chính, tinh giản biên chế và tạo nguồn lực tài chínhbảo đảm cho tính khả thi của Đề án. Về xây dựng quy hoạch cán bộ cấpchiến lược: Trên cơ sở Tờ trình và các báo cáo của Bộ Chính trị, Trung ương đãcho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp lựa chọn nhân sự đưa vào quyhoạch; về số lượng cho mỗi chức danh; về cơ cấu độ tuổi, giới tính, thành phầnxuất thân và phương án nhân sự giới thiệu vào quy hoạch Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng vàNhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Đây là một dịp tổng ràsoát lại đội ngũ cán bộ, cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về nguồn cán bộ vàlà cơ sở quan trọng để xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Ngay sau Hộinghị này, Bộ Chính trị sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương để hoànthiện, ban hành quy hoạch; đồng thời bám sát những quan điểm, nguyên tắc, tưtưởng chỉ đạo của Đề án đã được Hội nghị Trung ương 6 khóa XI thông qua và Kếhoạch số 10 của Bộ Chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch,từng bước đưa công tác cán bộ ở Trung ương đi vào nền nếp, chủ động hơn, chínhxác hơn. Tại Hội nghị lần này, Ban Chấphành Trung ương đã bầu 2 đồng chí bổ sung vào Bộ Chính trị và 1 đồng chí bổsung vào Ban Bí thư khóa XI. Đề nghị mỗi đồng chí hãy nỗ lực hết mình hoànthành xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang nhưng rất nặng nề mà Trung ương giao phó. Thưa các đồng chí, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc. Trungương đã thống nhất cao ban hành nhiều nghị quyết, kết luận quan trọng. Tất cảcác quyết định này đều liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa to lớn đối vớiviệc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Trách nhiệm của chúng ta sau Hộinghị này là phải triển khai thực hiện có kết quả các nghị quyết và kết luận củaTrung ương vừa thông qua, coi đây là khâu mấu chốt quyết định trong việc biếnnghị quyết thành hiện thực. Ở đây đòi hỏi chẳng những phải có quyết tâm cao, nỗlực lớn, mà còn phải có phương pháp làm việc khoa học, chặt chẽ. Bởi vì cùngmột lúc chúng ta phải làm rất nhiều việc, việc nào cũng quan trọng, cấp bách.Nếu không có cái nhìn tổng thể, bao quát thì dễ chỉ thấy việc này, bỏ sót việckhác. Tình hình chung của đất nước bêncạnh mặt thuận lợi cơ bản cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế - xã hội4 tháng đầu năm 2013 tuy có những mặt chuyển biến tích cực, đúng hướng, nhất làtrong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội,nhưng vẫn chưa vững chắc, còn nhiều khó khăn. Thu chi ngân sách đạt thấp; sảnxuất công nghiệp tăng chậm so với cùng kỳ; số doanh nghiệp bị giải thể hoặcngừng hoạt động vẫn còn lớn; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bị ảnh hưởng bởithời tiết xấu và dịch bệnh. Việc làm, thu nhập của người lao động, an sinh xãhội còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Trong khi đó, tình hình thế giới và khuvực vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặt ra những thách thức mới chosự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trậttự an toàn xã hội. Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đang tìm mọi cáchchống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, ra sức kích động, chia rẽ nội bộta, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân. Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cầnnêu cao ý chí của người cách mạng chân chính, tinh thần trách nhiệm trước Đảngvà nhân dân, tăng cường đoàn kết thống nhất, phát huy hơn nữa vai trò cá nhân,cùng với cấp ủy và chính quyền, lãnh đạo và tổ chức thực hiện thật tốt các nghịquyết, kết luận, quyết định của Hội nghị Trung ương lần này cùng các nghị quyếtkhác của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; bảo đảm hoàn thành thắng lợi mục tiêu,nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Với tinh thần đó, tôi xin tuyênbố bế mạc Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Chúc cácđồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc, hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng,trước nhân dân và đất nước. Xin trân trọng cảm ơn”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng