Bé H.M.,áisốtliênmiênbácsĩpháthiệnkimkhâucắmtrongngườbóng đá v-league hôm nay 3 tuổi ở Phú Thọ được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám do thường xuyên sốt cao 39 độ. Khi uống hạ sốt, bé có hạ nhưng 2-3 ngày sau lại sốt trở lại không rõ nguyên nhân.
Khi chụp X-quang, bác sĩ phát hiện có dị vật là chiếc kim trong phần mềm vùng cơ lưng trái, đốt sống 11. Gia đình rất bất ngờ vì không biết con gái bị đâm kim lúc nào, ở đâu.
Sau khi dựng hình 3D lồng ngực và siêu âm thành ngực, bé được chỉ định phẫu thuật để lấy kim.
Trong quá trình mổ, bác sĩ tiếp tục sử dụng siêu âm dẫn đường để có thể định vị chính xác dị vật. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 1 giờ, lấy ra 1/2 cây kim đã gỉ sét.
Đoạn kim được lấy ra có chiều dài 1,7 cm
Hiện tại, sau 3 ngày sau phẫu thuật, sức khỏe cháu M. đã ổn định, dự kiến trong vài ngày tới sẽ được xuất viện.
TS.BS Hoàng Hải Đức, Trưởng khoa Chỉnh hình nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ, tai nạn kim khâu xuyên vào cơ thể là tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, nhưng đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ.
Kim khâu là vật nhọn nhỏ nên có thể dễ dàng xuyên qua da vào cơ thể mà không gây đau đớn nhiều. Khi vào trong cơ thể, tùy theo sự vận động của người bệnh, kim có thể di chuyển tới nhiều cơ quan khác nhau khiến việc phẫu thuật lấy kim trở nên rất khó khăn và trẻ có thể nguy hiểm tính mạng.
Tại bệnh viện từng gặp trường hợp bé 2 tháng tuổi bị kim đâm xuyên qua thành bụng rồi xuyên vào trong gan rất phức tạp.
Để phòng tránh tai nạn kim khâu trong gia đình, người lớn cần cẩn thận trong khi sử dụng vật dụng này, tránh rơi kim ra sàn, chăn, chiếu.
Thúy Hạnh
- N. không may bị kim chọc vào mông nhưng không đi thăm khám, gần đây mỗi khi đi lại, cô gái trẻ thấy đau tức nhiều.
(责任编辑:Thể thao)