Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh,ộXâydựngnhiềuchungcưcũnứtnghiêngkhôngđảmbảoantoànsaubãnhan dinh han quoc thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98 năm 2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Bộ Xây dựng cho biết, vừa qua, nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng rất lớn bởi siêu bão số 3 Yagi, gây lũ lụt ở một số địa phương và thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
Theo ghi nhận của một số tỉnh thành, nhiều nhà chung cư cũ thuộc diện cải tạo, xây dựng lại đã có hiện tượng nứt, nghiêng, không còn đảm bảo an toàn để tiếp tục sử dụng do ảnh hưởng của cơn bão. Một số địa phương đã phải di dời người dân ra khỏi nhà chung cư để đảm bảo an toàn.
Để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của người dân sinh sống trong các nhà chung cư cũ trước mùa mưa bão năm 2024, đồng thời thúc đẩy các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao quy định tại Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98 năm 2024.
Trong đó, Bộ đề nghị các địa phương thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định. Bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ dân phải di dời để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Bên cạnh đó, khẩn trương tổ chức thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng các nhà chung cư cũ trên địa bàn.
UBND các tỉnh, thành phố cũng cần xác định hệ số K bồi thường diện tích căn hộ áp dụng cho từng khu vực, vị trí có nhà chung cư được xây dựng từ năm 1994 trở về trước cần cải tạo, xây dựng lại để làm cơ sở cho chủ sở hữu và nhà đầu tư dự án thống nhất diện tích được bồi thường để đưa vào phương án bồi thường, tái định cư. Tổ chức lựa chọn chủ đầu tư để đẩy nhanh việc thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định.
Riêng đối với Hà Nội và TPHCM có nhiều nhà chung cư cũ thuộc diện phải cải tạo, xây dựng lại, đặc biệt là các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã triển khai thực hiện trước thời điểm Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành, đến nay vẫn chưa hoàn thành các thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị dự án như phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng,… Bộ Xây dựng đề nghị căn cứ quy định của pháp luật khẩn trương hoàn thành các thủ tục cho các chủ đầu tư sớm triển khai khẩn cấp xây dựng dự án, bố trí tái định cư cho người dân, bảo đảm các quyền lợi của chủ sở hữu nhà chung cư và các chủ đầu tư dự án.
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm
Ngày 12/9, sau khi kiểm tra thực địa, nghe báo cáo quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố để phục vụ bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã chỉ đạo ngừng sử dụng 41 tòa chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D có hơn 2.600 hộ dân sinh sống.
Thông tin từ Sở Xây dựng Hải Phòng, hiện thành phố có 205 khu chung cư cũ. Trừ 56 chung cư đã và đang thực hiện tháo dỡ, hiện còn 41 chung cư xuống cấp nguy hiểm cấp độ D, với khoảng hơn 2.600 hộ dân sinh sống.
Với 149 chung cư còn lại, địa phương đánh giá, kết quả kiểm định chất lượng không còn sát thực tế, không phù hợp để lấy đó làm căn cứ xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan, nhất là trong công tác bảo đảm an toàn người dân đang sinh sống tại đây sau bão số 3.
Trước mắt, đối với các chung cư cũ cấp độ C bị thiệt hại sau bão, một số địa phương linh hoạt huy động nguồn xã hội hóa, triển khai cải tạo, sửa chữa. Sở Xây dựng cũng đang thực hiện trình tự khẩn cấp để sửa chữa các chung cư cấp độ B, C (gồm cả các căn hộ đã thanh lý nằm xen kẽ trong chung cư) bị ảnh hưởng cơn bão số 3 theo chỉ đạo của thành phố nhằm bảo đảm các điều kiện sử dụng thiết yếu để các hộ dân quay lại sinh sống.
Theo thống kê, cả nước có khoảng 2.500 nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TPHCM, trong đó có nhiều nhà chung cư theo kết quả kiểm định đã thuộc diện cải tạo, xây dựng lại.