Lừa đảo qua điện thoại là kỹ thuật xưa cũ nhưng vẫn rất hiệu quả. Những kẻ này dùng bản thu âm có sẵn và tin nhắn qua điện thoại lừa người nghe tiết lộ số thẻ an ninh xã hội và thông tin tài khoản ngân hàng.
“Vishing” và smishing” là hai cụm từ mô tả cách thức lừa đảo sử dụng tin nhắn thoại (voicemail) và tin nhắn text (SMS) thay cho e-mail.
Theừađảoquađiệnthoạichiếmđoạttriệkq phap 1o các công tố liên bang tại Atlanta, Georgia (Mỹ), ba người Romania trong khoảng thời gian từ 2011 tới 2014 đã xâm nhập vào máy tính tại Mỹ, cài đặt phần mềm tương tác giọng nói và phát tán e-mail.
Ba người đàn ông Romania lừa đảo hàng nghìn người bằng điện thoại |
Những chiếc máy tính bị hack này đã thực hiện hàng nghìn cuộc điện thoại và tin nhắn SMS, lừa người nhận tiết lộ thông tin cá nhân gồm số tài khoản, mã PIN và số thẻ an ninh xã hội.
Khi nạn nhân nhận được cuộc gọi, phía bên kia đầu dây tự nhận là người của ngân hàng. Sau đó, phần mềm tương tác giọng nói sẽ dụ nạn nhân tiết lộ mã PIN.
Nạn nhân còn nhận được tin nhắn thoại, giả là từ ngân hàng gửi tới yêu cầu người nhận gọi tới số tổng đài (do kẻ lừa đảo kiểm soát). Từ đó, nạn nhân được yêu cầu khai báo số PIN.
Bằng cách này, những kẻ lừa đảo đã lấy được rất nhiều số PIN, sau đó bán lại hoặc sử dụng thông tin với sự trợ giúp của bên thứ ba.
Robert Codrut Dumitrescu (41 tuổi) cùng hai đồng phạm Teodor Laurentiu Costea (42 tuổi) và Cosmin Draghici (29 tuổi), tất cả đều là công dân Romania, bị bắt giữ và dẫn độ tới Mỹ từ cuối năm ngoái.
Vào thời điểm bị bắt giữ, Dumitrescu đang sở hữu 3.278 tài khoản ngân hàng, Costea có 36.050 tài khoản, còn Draghici có 3.465 tài khoản. Bộ phận công tố cho biết những kẻ này đã lừa đảo số tiền lên tới 21 triệu USD.
Nguyễn Minh (theo Arstechnica)
Cơ sở dữ liệu này tại Trung Quốc được một chuyên gia Internet người Hà Lan phát hiện.