您现在的位置是:La liga >>正文
'Đừng tranh cãi học 9 hay 12 năm'_bóng đá đức hôm nay
La liga1693人已围观
简介- “Khi giáo dục Việt Nam chưa xác định được triết lí giáo dục thì đừng bàn 9 năm hay 12 năm”- GS Hoà ...
Các tin liên quan |
Nhìn thẳng vào sự thật từ clip luận về giáo dục Các nhà giáo nói gì về clip luận về giáo dục? Học sinh chỉ cần học hết lớp 9? |
GS Hoàng Xuân Sính (Ảnh: Văn Chung). |
GS Hoàng Xuân Sính cho biết: Xem clip của nam sinh lớp 12 - bản thân tôi đồng tình hãy để tuổi trẻ nói lên suy nghĩ của các em. Nếu các em không nói chúng ta sẽ không biết người trẻ thích, không thích cái gì cũng như thấy được những gì mình đạt dược hoặc còn thiếu sót.
Cái nguy hiểm là khi tuổi trẻ không nói gì, trước mặt chúng ta chỉ là “những hộp đen bí hiểm”. Anh là nhà GD mà trước những học sinh sinh viên (HSSV) không nói ý kiến về bài giảng, về chương trình, về nhà trường thì nhà GD biết gì để bổ sung, sửa chữa.
Ở VN, có lẽ lần đầu tiên một học sinh dám đưa ra quan điểm về giáo dục khi còn là học sinh nên được chú ý. Chính cái trái khoáy, lạ này nên mọi người mới cảm thấy ngạc nhiên. Nhưng tôi cho đây cũng là dấu hiệu đáng mừng.
Nhìn ra nước ngoài các em nói hàng ngày, ngay trên lớp học. Giáo dục phải làm sao để các em bày tỏ quan điểm, chính kiến ngay với thầy cô trong lớp học. Để bao nhiêu lâu học sinh mới nói ra trên clip thì hơi muộn.
Dù ủng hộ nhưng cần thấy đây chỉ là chủ quan suy nghĩ của học sinh, còn nhiều điểm cần uốn nắn. Giáo dục không cho phép được làm theo chủ quan của ai được. Giáo dục để đào tạo cho em thành một con người biết sống tốt giữa mọi người nên không thể theo cảm tính của một học sinh.
Ví dụ em bảo chỉ học môn nào thích. Nhưng Toán giúp phát triển óc phân tích, Văn giúp phát triển óc tổng hợp. Em không thích Văn hoặc Toán. Điều đó sẽ khiến em bị khập khiễng. Và tất nhiên, giáo dục sẽ áp đặt để em thành người toàn diện hơn.
Em nói không cần có thi cử kiểm tra nhưng kiểm tra nếu làm tốt chức năng đánh giá khả năng tiếp thu của em đến đâu lại cần thiết, phải làm dù em không thích.
- Một trong những quan điểm đáng chú ý của nam sinh này là học sinh chỉ cần học hết lớp 9. Ở tuổi 14, 15 các em đã biết xác định được khả năng và lối đi cho riêng mình. GS có đồng tình với ý kiến này?
Đó là suy nghĩ của em mà thôi. Tôi cũng thấy nhiều giáo sư đồng tình ủng hộ quan điểm đó. GS Văn Như Cương từng nói bậc phổ thông, mọi học trò không nhất thiết cần học đạo hàm tích phân. GS Nguyễn Lân Dũng và một số người sau đó cũng đồng tình ủng hộ.
Nhưng tôi xin lấy ví dụ nhiều nhà nghiên cứu kinh tế thế giới cho rằng chúng ta không thể dạy được học trò nghiên cứu về kinh tế.
TS Nguyễn Viết Khuyến, nguyên phó Vụ trưởng Vụ GD ĐH (Bộ GD-ĐT) chia sẻ trong lần sang Mỹ xem nghiên cứu sinh học hành như thế nào được các bạn tâm sự: “Ở đây phải học 2 năm về Toán trước, sau các GS mới cho học kinh tế. Theo các giáo viên ở đây: “Nếu không có Toán thì anh sẽ làm được gì với môn học của tôi. Có Toán mới nghiên cứu sâu được về kinh tế”. Trong khi ta lại nói không cần (?!)
Một ví dụ khác GS Lê Văn Cường từ ĐH Paris 7, nổi tiếng kinh tế sau khi về VN muốn truyền dạy kiến thức của ông cho SV. Ông làm thí điểm với SV Trường ĐH Thủy lợi và cũng yêu cầu SV phải học thêm về Toán trước khi học kinh tế của ông.
Tóm lại những tích phân, đạo hàm là rất cần thiết. Và giáo dục phổ thông cần 12 năm.
Cần một triết lí
- Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015. GS có góp ý gì để đề án có tính khả thi?
Trước khi góp ý tôi xin đưa chút so sánh về 2 nền giáo dục đối cực nhau là Mỹ và Pháp.
Giáo dục phổ thông ở Mỹ chủ trương cho thể thao lên hàng đầu. Tôi có chị bạn định cư ở Mỹ. Con học lớp 9, giỏi nhất tennis ở trường. Và đa số mọi người giỏi tennis còn hơn giỏi nhất Toán ở trường. Để trò phát triển tối đa về sức khỏe rồi vào đại học họ buộc SV phải “mở máy”, học thật nhiều. Thành ra nhiều trường ĐH của họ khó vì SV phải học nhiều.
Pháp lại chủ trương có 12 năm phổ thông để vào ĐH sinh viên sẽ đi chuyên sâu ngay chứ không học đại cương như Mỹ.
Nhưng cả hai nền giáo dục đều sản sinh ra những người giỏi. Vì đâu? Vì họ xác định được triết lí giáo dục. Có triết lí rồi mới xác định cần theo chương trình 9, 10 năm hay 12 năm được.
Hiện giáo dục phổ thông của mình bắt chước Pháp là nặng nhưng đến giáo dục ĐH lại không làm theo mà thả lỏng cho chơi. Đó là hệ quả của nền kinh tế kế hoạch với tư tưởng vào bao nhiêu phải ra bấy nhiêu.
Cách làm không nhất quán đó dẫn tới giáo dục của ta cứ đi vòng quanh, rối rắm.
Thậm chí ta bắt chước Pháp được bao nhiêu hay chỉ hời hợt? Trẻ ở Pháp học rất nặng, đặc biệt là việc tự học. Ta thay vào là việc bắt trẻ đi học thêm.
Đổi mới chương trình sách giáo khoa ở VN muốn thành công cần một triết lí. Sau đó tính làm như thế nào, giao cho ai viết hay nhập khẩu chương trình thì đơn giản. Ban soạn thảo phải làm từ lớp 1 đến ĐH. Nếu tách ra làm sẽ dẫn đến khập khiễng, thiếu toàn diện.
Văn Chung(thực hiện)
Tags:
转载:欢迎各位朋友分享到网络,但转载请说明文章出处“Betway”。http://sub.rgbet01.com/html/213b499330.html
相关文章
Giải Marathon quốc tế TP.HCM: 5000 USD cho nhà vô địch
La liga- Ngày 26/11 tới, hơn 5000 vận động viên từ 44 quốc gia sẽ tham dự giải Marathon quốc tế TP.HCM Tec ...
【La liga】
阅读更多Alcaraz vào bán kết US Open gặp Medvedev
La ligaLịch thi đấu dự kiến bán kết US Open 202301h15 ngày 9/9: Novak Djokovic - Ben Shelton07h15 ngày 9/9: ...
【La liga】
阅读更多Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á tại Thái Lan bị hủy
La ligaAIMAG 6 dự định sẽ diễn ra từ ngày 21/11 đến 30/11, tại thành phố Bangkok và tỉnh Chonburi (Thái Lan ...
【La liga】
阅读更多
热门文章
- Phí Phương Anh, Osad, Hành Or ‘đổ bộ’ lễ hội hóa trang Quảng Bình
- HLV Kim Sang Sik: "Các cầu thủ Việt Nam đã nỗ lực đến phút cuối cùng"
- Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2024: Mỹ tiếp tục dẫn đầu
- Liên đoàn bóng đá Việt Nam có Tổng thư ký mới
- Hậu trường không như mơ về chuyện ăn uống, trang phục... của phim Việt
- Neymar gạch tên Messi, chỉ đích danh cầu thủ sẽ nhận Quả bóng vàng 2024
最新文章
Khách Tây mặc áo mưa chống lạnh đầu mùa
Những điều đáng mong đợi ở giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa 3
Vượt qua đồng hương Rublev, Medvedev vào bán kết US Open
Bế mạc Paralympic 2024: Trung Quốc thống trị giải đấu với 94 HCV
Sự thật việc Trấn Thành bị chê kém văn minh khi ra rạp xem phim
HLV Kim Sang Sik: "Các cầu thủ Việt Nam đã nỗ lực đến phút cuối cùng"