Tôi làm y tá ở bệnh viện nhà nước,âmsựcủacôgáimuốnlyhônvìchồngnghelờimẹcách đánh tài xỉu mới lấy chồng được một tháng nhưng đang có ý định ly hôn. Cảnh sống ngột ngạt, bức xúc như thế này khiến tôi mất hết cảm xúc dành cho anh. Người đàn ông tôi từng yêu và thần tượng bởi sự nam tính, trưởng thành bỗng chốc tan biến. Trước mắt tôi lúc này là đứa trẻ, được mẹ bao bọc thái quá.
Ngày còn tìm hiểu, tôi không qua nhà anh chơi quá nhiều, nếu có cũng chỉ ăn cơm một lúc rồi về. Khi ấy tôi chỉ cảm giác mẹ anh là người quan tâm con cái tỉ mỉ. Tôi và anh về quê thắp hương, đi bằng xe máy. Trước khi đi, bà nhắc hai đứa ra ngoài đeo khăn quàng, găng tay, đội mũ đầy đủ vì trời rất lạnh. Tối đó, chúng tôi ở quê ra. Tôi vừa bước chân vào nhà, điều đầu tiên bà nhắc tôi là xuống bếp lấy cho anh cốc nước ấm thay vì hỏi han xem hai đứa có mệt không. Bữa cơm, bà nấu thịnh soạn rồi nhắc khéo, tôi cố gắng học nấu đúng khẩu vị của Nam, sau này còn chăm chồng. Tôi cảm giác, bà coi Nam là trung tâm vũ trụ, ai cũng có trách nhiệm phải phục vụ anh chu đáo. Tuy nhiên, tôi lại chưa nghĩ sâu xa mà chỉ thấy buồn cười trong lòng. Đến ngày về làm dâu, tôi mới thực sự vỡ mộng. Mẹ chồng tôi không chỉ chăm sóc Nam như đứa trẻ mà còn yêu thương anh thái quá. Đàn ông hơn 30 tuổi nhưng 7h sáng mẹ lên tận phòng gõ cửa, giục đánh răng rửa mặt. Quần áo tôi ủi phẳng tối hôm trước, sáng ra bà vẫn làm lại, miệng liên tục chê con dâu làm ẩu. Nam thích ăn tôm nhưng phải bóc vỏ, mẹ chồng tôi mua 1kg về, bóc vỏ sạch sẽ, bỏ đầu, đóng hộp để riêng cho con trai. Bữa cơm, bao giờ Nam cũng có khẩu phần riêng. Trước đây, mỗi lần hẹn hò, Nam đưa tôi đi ăn cá hồi sống, ăn thịt bò tái… chưa bao giờ tôi thấy anh nói mình không ăn được đồ đó. Thế nhưng, khi tôi chế biến hay mua về ăn, mẹ chồng luôn miệng bảo Nam không ăn đồ sống. Tôi kể với mẹ chồng, vẫn thấy anh ra ngoài ăn bình thường. Bà ca ngay bài con trai mình phải chiều lòng con dâu, cả nể. “Từ bé, nó chỉ thích ăn đồ mẹ nấu, những đồ độc hại như thế, con đừng bao giờ mua về nữa nhé” - câu nói nhẹ nhàng của mẹ chồng nhưng cảm giác nặng nghìn tấn. Đó không chỉ là nhắc nhở mà còn là mệnh lệnh của bà. Tôi tâm sự với Nam, anh chỉ im lặng rồi lảng sang chuyện khác. Thi thoảng anh mới nói một câu: “Thôi em ạ, mẹ già rồi, chiều lòng mẹ có mất gì đâu”. Một lần tôi đi công tác cùng các đồng nghiệp, máy bay hạ cánh lúc 11h đêm. Sau đó, cả đoàn bắt xe từ sân bay về cơ quan. Nam chủ động nhắn là sẽ đón tôi ở bệnh viện nhưng nửa tiếng sau mẹ chồng gọi điện, bảo tôi bắt taxi về vì Nam bị cảm sốt. Tôi hơi hụt hẫng, lòng bắt đầu hoang mang. Nếu Nam không gọi, tôi cũng tự về nhưng thấy chồng quan tâm nên mới đồng ý để anh đến. Tôi chẳng hiểu sao, anh lại ốm nhanh thế. Về đến nhà, Nam ra mở cửa, sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu ốm nặng đến mức như mẹ chồng tôi thông báo. Mẹ chồng tôi có lẽ đoán được ý con dâu, gọi tôi ra mắng: “Đêm khuya rồi, con gọi Nam đi đón, dọc đường xe cộ nguy hiểm. Con làm vợ cũng phải biết nghĩ đến chồng. Ngày xưa bằng tuổi con, mẹ cũng một thân một mình, chu toàn gia đình, đâu có dựa dẫm ai”. Tôi làm bệnh viện, đi trực đêm, sáng hôm sau mới nghỉ. Mẹ chồng cằn nhằn, kêu tôi tìm việc khác làm. Theo suy nghĩ của bà, Nam kiếm ra tiền nên việc của tôi là chăm sóc anh. Sáng nấu nướng cho chồng ăn, đảm bảo sức khỏe, tiễn chồng đi làm. Chiều 4h30 phải có mặt ở nhà cơm nước. Sau bữa cơm, phải gọt hoa quả bưng lên mời chồng. Những loại quả như quýt, cam canh cũng phải bóc sẵn. Hàng loạt quy định, nội quy… của mẹ chồng đưa ra khiến tôi ngột ngạt thực sự. Trong khi đó, Nam luôn răm rắp nghe lời mẹ. Anh không bao giờ có lập trường riêng. Lúc nào, mẹ nói gì cũng đúng. Tôi đề nghị ra sống riêng hoặc ly hôn nhưng Nam không đồng ý. Anh trách tôi nhỏ nhen, ích kỷ. Tôi chán nản, chẳng thiết vun đắp tổ ấm nữa. Xin hãy cho tôi lời khuyên! Đêm tân hôn, mẹ chồng đòi con dâu đưa lại 2 chỉ vàng cướiĐêm tân hôn, mẹ chồng bước vào phòng ngủ, nằng nặc bắt tôi đưa vàng cưới cho bà theo truyền thống gia đình. |