Rất nhiều người dùng đang coi smartphone là công cụ chụp ảnh thường nhật của họ,óđángbỏAndroidvìfreiburg đấu với union berlin nhưng thành thực mà nói, không phải ai cũng luôn hài lòng với chất lượng camera của điện thoại. Trừ phi bạn chụp trong điều kiện ánh sáng lý tưởng, các bức ảnh trông hoặc khá mờ, hoặc bị lóa sáng, hoặc bị quầng tím là chuyện thường. Đó là lý do vì sao mà con dế mới ra mắt Lumia 1020 của Nokia nghe quá đỗi hấp dẫn. Nhưng liệu mắt thấy có tương ứng với tai nghe hay không? Và quan trọng hơn, liệu có đáng để bạn từ bỏ nền tảng iOS hay Android đang dùng để chuyển sang Windows Phone? Chưa thể nói chắc Trên lý thuyết và từ những cảm nhận đầu tiên của giới công nghệ sau ít giờ hiếm hoi "trên tay" Lumia 1020, có thể thấy camera 41MP của con dế này đã gây được ấn tượng khá mạnh. Trang CNETkhẳng định rằng, Lumia 1020 chắc chắn xứng đáng "xuất hiện trong danh sách những smartphone nên cân nhắc mua", nếu như chụp ảnh là tính năng mà bạn sử dụng nhiều nhất. Dù vậy, trang này cũng nói nước đôi rằng "rất khó nói chắc camera của Lumia 1020 có vượt trội thực sự so với các đối thủ hay không, bởi chưa ai có đủ thời gian review con máy này đủ kỹ càng cả". Nói cách khác, cả Apple iPhone 5, Samsung Galaxy S4 lẫn HTC One đều đã được khen ngợi về tính năng chụp hình mạnh của chúng. Đấy là chưa kể Galaxy S4 Zoom, phiên bản tối ưu hóa cho tính năng chụp hình của Galaxy S4. Dù cồng kềnh hơn đại đa số smartphone trên thị trường nhưng S4 Zoom chắc chắn cũng đáng cân nhắc không kém Lumia 1020. Hiện tại, dựa trên lý thuyết và thông cáo mô tả công nghệ của Nokia thì biên tập viên Josh Goldman của CNET đã "mạnh dạn" đưa ra phân tích của mình. Josh đã từng review PureView 800 trước đây và gọi đó là một trong những smartphone camera xuất sắc nhất, nếu không muốn nói là đỉnh nhất trên thị trường. Lần này, Josh tin rằng Lumia 1020 cũng ấn tượng tương đương như PureView 800. "Có 3 điểm chính làm nên nét độc đáo cho công nghệ chụp hình của Lumia 1020: thứ nhất là oversampling, cho phép nén 7 điểm ảnh thành 1 điểm ảnh duy nhất để khi zoom cận cảnh hoặc cắt cúp từ ảnh gốc 34MP/38MP xuống 5MP, chất lượng và chi tiết hình ảnh không hề bị mất đi. Thứ hai, bộ cảm biến 41MP hàng khủng và chế độ flash tự chỉnh bằng tay cho phép chụp ảnh yếu sáng đặc biệt tốt. Cuối cùng, nhiều cài đặt bằng tay cho phép bạn cân bằng trắng, chỉnh ISO, tốc độ cửa chập và tự động lấy nét", Josh giải thích. Thực chất hay thổi phồng? Câu hỏi lớn nhất đặt ra là liệu Lumia 1020 có đáng đồng tiền bát gạo hay không, hay chỉ là một sản phẩm được thổi phồng quá mức? Sự vượt trội của nó so với các smartphone camera thông thường lớn đến đâu? Trang CNET đã đặt những thắc mắc này với một phóng viên ảnh chuyên nghiệp, bởi góc nhìn của họ sẽ tương đồng với khá nhiều người dùng thích chụp hình về Lumia 1020. "Tôi không dễ bị ấn tượng bởi công nghệ quảng cáo. Tôi cũng không quan tâm đến vi xử lý mà thiết bị này dùng có bao nhiêu lõi cả thảy. Tôi chỉ muốn một sản phẩm dễ dùng, có các ứng dụng và dịch vụ cần thiết, chụp được những bức ảnh chất lượng", nữ nhiếp ảnh gia này cho hay. Hiện tại, chị đang dùng một chiếc smartphone Android đời khá cũ và thừa nhận đang tìm kiếm một con máy mới với camera tốt hơn. Lời bình luận đầu tiên của nữ nhiếp ảnh gia này là độ phân giải 41MP có vẻ "hơi thừa thãi" đối với bất cứ máy ảnh số nào, chứ không chỉ là máy ảnh smartphone. Theo giải thích của Nokia thì mục đích chính khi trang bị bộ cảm biến hình ảnh khủng như vậy cho máy là để nén điểm ảnh (oversampling). Thuật toán của Nokia sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều điểm ảnh lân cận để tạo ra một siêu điểm ảnh. Những siêu điểm ảnh này phản ánh vật thể chính xác hơn nhiều so với camera thông thường, đồng thời giúp loại bỏ các chi tiết nhiễu, mờ, rạn, ruồi trong điều kiện yếu sáng. Kết quả cuối cùng là những bức ảnh 5MP gần như "hoàn hảo". Quan trọng hơn, theo biên tập viên Josh, công nghệ pixel oversampling sẽ giúp khắc phục đáng kể nhược điểm của zoom số, điều mà Samsung Galaxy S4 Zoom phải đánh đổi bằng zoom quang cồng kềnh mới đạt được. Đó là những ưu điểm và mặt tốt của Lumia 1020, nhưng như nữ nhiệp ảnh đã chỉ ra, các bức ảnh 38MP sẽ chiếm cực nhiều bộ nhớ điện thoại, nhất là nếu bạn chăm chỉ chụp như một con ong. Trên thực tế, đấy cũng là lý do vì sao Lumia 1020 lưu trữ song song cả độ phân giải 5MP cho cùng bức ảnh để bạn có thể dễ dàng chia sẻ chúng lên mạng xã hội. Và cũng vì thế, bộ nhớ khởi điểm của Lumia 1020 phải là 32GB chứ không phải 16GB. Độ phân giải 32GB đồng nghĩa với việc bạn có thể lưu khoảng 1700 bức ảnh ở độ phân giải cao nhất. Tất nhiên, số lượng ảnh sẽ ít hơn nhiều nếu bạn còn dành chỗ cho ứng dụng, video hoặc nhạc số. Điểm yếu của thiết bị chính là nó không có khe cắm thẻ nhơ microSD, dù Microsoft có tặng thêm người dùng 7GB lưu trữ trên mây miễn phí. Một điểm nữa mà dân ảnh chuyên nghiệp phàn nàn là cài đặt phần mềm của camera hơi quá phức tạp với người dùng bình thường. Với một camera bỏ túi thông thường, chỉ cần một nút bấm đơn giản cũng cho phép bạn tự động lấy nét cho bức ảnh, nhưng với Lumia 1020, bạn phải trải qua rất nhiều bước và thao tác. Tất nhiên, đây mới chỉ là quan điểm cá nhân của một người. Với smartphone thì điện thoại vẫn phải là ưu tiên hàng đầu rồi mới đến camera. Có nên nhảy tàu? Câu hỏi lớn tiếp theo là liệu có nên nhảy tàu từ Android sang Windows Phone hay không. Nhiều chuyên gia đánh giá cao giao diện của Windows Phone hơn cả Android lẫn iOS, song hệ sinh thái ứng dụng của Microsoft hiển nhiên là không thể so sánh với hai đối thủ kia. Nhưng nếu như bạn không dùng quá nhiều ứng dụng thì một quầy ứng dụng có tất cả bao nhiêu lựa chọn cũng không phải là điều đáng bận tâm lắm, CNET lưu ý. Chỉ có điều, các thiết bị Windows Phone thua hẳn Android về mặt tích hợp với các dịch vụ của Google. Nếu như bạn thường xuyên dùng dịch vụ mail, lịch, bản đồ, lưu trữ... của Google thì khi chuyển sang Windows Phone, sẽ có nhiều điểm bất cập phát sinh, đơn giản là vì Microsoft muốn người dùng sử dụng các dịch vụ tìm kiếm, email, lưu trữ... của chính họ hơn là của đối thủ. Lại nữa, đây cũng sẽ không phải là vấn đề lớn với những ai đã quen sử dụng các dịch vụ của Microsoft, hoặc mới lần đầu dùng smartphone. Y Lam(Theo CNET)
Ai đó có thể thắc mắc rằng nếu thích chụp ảnh, sao không dùng hẳn máy ảnh SLR chuyên dụng. Tất nhiên, chất lượng của máy ảnh SLR thì chẳng cần phải bàn, nhưng nó vừa to, vừa nặng, lại khó chia sẻ ảnh tức thì với bạn bè qua mạng xã hội. Máy ảnh số bỏ túi dù nhỏ gọn hơn cũng không thể so sánh với smartphone về độ tiện lợi và tốc hành khi chụp ảnh "tự sướng" được. Đấy là tâm lý của hầu hết người dùng khi họ lôi điện thoại ra chụp ảnh, thay cho máy ảnh số chuyên nghiệp.
Kết luận cuối cùng của CNET là nếu trong những màn sát hạch thực tế, chất lượng camera của Lumia 1020 thực sự ưu việt nổi trội so với các đối thủ khác thì bạn chắc chắn nên lựa chọn nó. Ngược lại, nếu mọi công nghệ chỉ dừng lại ở "ưu việt trên giấy", hãy lựa chọn những smartphone rẻ hơn với tính năng chụp hình "hoàn toàn ổn".