Ngay từ khi ra đời,áchmạngThángTámBướcngoặtlịchsửvĩđạkqbd anha ngày 3-2-1930, Đảng ta đã đề ra đường lối đúng đắn với mục tiêu xuyên suốt của sự nghiệp cách mạng là “vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào phong trào cách mạng thế giới”. Vì thế, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối. Chỉ trong 15 năm (1930-1945), Đảng ta đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành ba cao trào cách mạng: Cao trào cách mạng 1930-1931, với đỉnh cao là phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh; cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936-1939) và cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939-1945).
Bàn về thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không thể không nhắc đến bài học về vấn đề nắm bắt thời cơ, đề ra những quyết sách chính xác và kịp thời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời điểm đó, tình hình chính trị vô cùng phức tạp, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp (9-3-1945). Việc nắm bắt thời cơ được thể hiện ngay khi Đảng đưa ra những dự báo về tình thế cách mạng để dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. Ngày 12-3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, trong đó phân tích: “Mặc dù tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chưa thực sự chín muồi” và dự báo “ba cơ hội tốt” sẽ giúp cho những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chín muồi một cách mau chóng và một cao trào cách mạng nổi dậy: Chính trị khủng hoảng (quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng); nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quân cướp nước); chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật).
Mít tinh của hàng vạn quần chúng nhân dân tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, sáng 19-8-1945. Ảnh: Tư liệu
Từ tháng 3 đến tháng 8-1945, Đảng ta tiếp tục đề ra nhiều chủ trương nhằm chuyển hướng đấu tranh cách mạng, củng cố lực lượng, như: Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân (tháng 4-1945); ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước. Tại đây, Người đã có Thư kêu gọi khởi nghĩa, ban hành Mệnh lệnh khởi nghĩa, công bố Lệnh khởi nghĩa (Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa)… Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền như Đảng ta dự báo đã đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh với quyết tâm và tấm lòng khao khát giành độc lập dân tộc đã khẳng định: “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Ngay khi nhận được tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (ngày 15-8-1945), Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) tháng 8-1945, quyết định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945 (từ 13 đến 28-8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 25 triệu đồng bào ta, với tinh thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta” đã nhất tề vùng lên giành chính quyền, tổng khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”.
Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám thành công là dịp để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá của Cách mạng Tháng Tám, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phồn vinh, hạnh phúc, góp phần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử đã chứng minh, thành công đó có được là nhờ một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.(责任编辑:Cúp C1)