Tăng 15 bậc về phát triển Chính phủ điện tử,ọnđầutưcótrọngđiểmgiúpngànhgiaothôngbứtphávềChínhphủsốc2 cup Chính phủ số sau 4 năm
Theo Báo cáo chỉ số cải cách hành chính – PAR Index, ở khối các bộ ngành, bên cạnh những cải thiện về chỉ số tổng thể, 4 năm gần đây, kể từ 2020 cho đến năm 2023, Bộ Giao thông vận tải đã liên tục cải thiện điểm số, thứ hạng của chỉ số thành phần xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số (từ 2021 trở về trước, tên của chỉ số thành phần này là hiện đại hóa hành chính).
Cụ thể, từ vị trí thứ 15 năm 2020, Bộ Giao thông vận tải đã vươn lên xếp thứ 8 năm 2021, có mặt trong top 4 năm 2022 và vươn lên xếp thứ nhất về chỉ số thành phần ‘Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số’ trong năm 2023.
Trong báo cáo PAR Index 2023 được Bộ Nội vụ công bố trung tuần tháng 4/2024, đơn vị thực hiện đánh giá nhận xét, năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các bộ, ngành đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực và quyết tâm trong xây dựng và phát triển các nền tảng cơ bản như thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng... cho chuyển đổi số. Dẫu vậy, các bộ, ngành Trung ương vẫn còn rất nhiều việc phải làm cho công cuộc thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số thời gian tới.
Với Bộ Giao thông vận tải, kết quả đánh giá chỉ số thành phần ‘Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số’ trong báo cáo PAR Index 2023 cho thấy, với việc tổng điểm đạt 88,62%, cao hơn 10,27 điểm so với điểm trung bình của tất cả 17 bộ, ngành tham gia đánh giá, Bộ Giao thông vận tải đã vươn lên vị trí dẫn đầu ở chỉ số thành phần này.
Báo cáo của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cũng ghi nhận trong năm 2023, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao về chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
Một số kết quả nổi bật của ngành Giao thông vận tải trong xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số năm 2023 có thể kể đến như, xây dựng và ban hành, trình ban hành 3 thông tư, 2 nghị định cùng 2 đề án về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số lĩnh vực đường bộ và đăng kiểm; đảm bảo vận hành an toàn, ổn định các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và mạng của Bộ; duy trì hoạt động ổn định hệ thống CNTT của Bộ tham gia cơ chế một cửa quốc gia, cổng thông tin điện tử và hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tập trung phát triển dữ liệu số ngành giao thông
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Lê Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh: Việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số và chuyển đổi số của Bộ Giao thông thời gian qua nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và sự đồng thuận của các cơ quan đơn vị. Nhờ vậy, đã tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức. Từ đó, các cơ quan, đơn vị đã tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần vào kết quả chung của Bộ.
Bộ Giao thông vận tải cũng đã ban hành kịp thời, đầy đủ các chương trình, kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng của Bộ; Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục về hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Đáng chú ý, quá trình triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số, Chính phủ số thời gian qua, ngành giao thông đã có sự đầu tư có trọng tâm, tập trung mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp theo đúng tinh thần của kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Một nhiệm vụ cụ thể đã được Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số giao, được Bộ Giao thông vận tải tập trung triển khai năm 2023 chính là phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông vận tải, góp phần tạo nền móng cho xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
“Thời gian qua, công tác xây dựng dữ liệu đã được Bộ ưu tiên. Đến nay, đã hình thành 4 bộ cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung của Bộ Giao thông vận tải gồm kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người điều khiển phương tiện và cơ sở dữ liệu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải. Đây là cơ sở để phát triển các ứng dụng hướng tới mục tiêu quản lý, điều hành trên dữ liệu số; Bước đầu hình thành dữ liệu số ngành giao thông phục vụ chỉ đạo, điều hành và kết nối, chia sẻ với bộ, ngành, địa phương”, đại diện Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông vận tải cho hay.
Cùng với việc ưu tiên phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia lĩnh vực giao thông vận tải, thời gian qua, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam tập trung triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình với thủ tục nhiều người dân sử dụng là đổi giấy phép lái xe. Cụ thể, bên cạnh việc điều chỉnh phần mềm nhằm chủ động tháo gỡ vướng mắc trong tổ chức cung cấp thủ tục này theo phương thức trực tuyến, Bộ cũng đã quyết liệt chỉ đạo các sở giao thông vận tải triển khai thực hiện.
Song song đó, Cục Đường bộ Việt Nam cũng đã tích cực phối hợp các cơ quan liên quan như Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post để hỗ trợ người dân cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
Nhờ vậy, việc giải quyết thủ tục hành chính đổi giấy phép lái xe đã được giảm bớt, tiết kiệm thời gian, chi phí; Đồng thời, góp phần chấm dứt tình trạng cò mồi, môi giới trong hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe. “Tính đến giữa tháng 4, cả nước đã tiếp nhận 254.780 hồ sơ đổi giấy phép lái xe, đã trả kết quả hơn 215.178 giấy phép trên Cổng Dịch vụ công quốc gia”, đại diện Trung tâm CNTT chứng minh hiệu quả bằng số liệu cụ thể.
Nhiều con số ấn tượng phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ sốTổng số giao dịch thực hiện thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia từ khi khai trương đến nay là hơn 1,35 tỷ giao dịch.(责任编辑:Cúp C2)