Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết,ónquàđặcbiệtĐạitướngTôLâmtặnggiađìnhnhạcsĩHoàngVâtrận đấu ngày mai Đảng, Nhà nước đã xác định văn hoá có vị trí quan trọng thứ 3 trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, hoạt động văn hoá nghệ thuật trong lực lượng CAND đang được quan tâm đầu tư, phát triển. Đại tướng Tô Lâm cũng đã trân trọng cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Vân đã có nhiều sáng tác, góp phần vào bảo vệ, xây dựng đất nước, trong đó có ca khúc về lực lượng CAND là Bài ca gửi người chiến sĩ công an đường sắt. Đại tướng Tô Lâm cũng trao tặng gia đình bức tranh thêu nghệ thuật bản nhạc này, Bộ trưởng cho biết, món quà mang tính tượng trưng, biểu thị tấm lòng, tình cảm của lãnh đạo Bộ Công an, cán bộ, chiến sĩ công an đối với nhạc sĩ và gia đình.
Đón nhận bức tranh, bà Ngọc Anh và các con cháu của nhạc sĩ Hoàng Vân cho biết, gia đình vô cùng xúc động trước sự quan tâm của Đại tướng Tô Lâm, của lãnh đạo Bộ Công an và các cán bộ, chiến sĩ. Hai người con của nhạc sĩ Hoàng Vân là nhạc trưởng Lê Phi Phi và Tiến sĩ âm nhạc Lê Y Linh bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, con cháu của nhạc sĩ sẽ tiếp bước ông, nỗ lực lao động, sáng tạo nghệ thuật, có nhiều đóng góp hơn nữa với quê hương đất nước nói chung, lực lượng CAND nói riêng.
Nhạc trưởng Lê Phi Phi chia sẻ với VietNamNet, nhân kỷ niệm 75 năm ngành CAND, anh được mời làm nhạc trưởng chương trình đó nhưng vì do Covid-19 nên không về Việt Nam để chỉ huy dàn nhạc. Tuy nhiên anh là người xây dựng chương trình cùng với Giám đốc Nhà hát Công an nhân dân, Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia VN. Trong chương trình mọi người nói nên chơi một tác phẩm nào đó của nhạc phẩm Hoàng Vân.
"Tôi biết nhiều tác phẩm của bố nhưng có đề xuất Bài ca gửi người chiến sĩ công an đường sắt, bài này rất hay nhưng nhiều năm không được chơi lại. Mục đích chơi lại để thấy thế hệ sau này, trong ngành công an biết những năm 1960-1970 có ngành công an đường sắt, bây giờ thì không còn nữa. Mọi người tán thành chơi tác phẩm đó. Sau buổi biểu diễn, Bộ trưởng Tô Lâm xúc động nói với chị gái Y Linh về tác phẩm này. Sau đó Bộ trưởng cử cán bộ của Bộ đến nhà xin bản nhạc. Bộ trưởng Tô Lâm đã đề xuất khắc bản nhạc ca khúc của bố tôi kèm chân dung của ông thành một bức tranh thêu nghệ thuật.
Dịp này ông biết cả tôi và chị Y Linh đang ở Việt Nam nên đến nhà trao tặng bức tranh để gia đình giữ như một kỷ niệm. Ông cũng nói sẽ làm ra nhiều phiên bản bức tranh này để tặng cho dịp lễ cần thiết. Mẹ tôi rất vui và cảm động khi nhận món quà này từ tay Bộ trưởng. Mẹ nói với ông: ''Anh Hoàng Vân mất 4 năm rồi nhưng sự quan tâm của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an và cụ thể là Bộ trưởng Tô Lâm nên tôi cảm nhận các tác phẩm của anh Hoàng Vân luôn sống trong tâm trí của mọi người'' - nhạc trưởng Lê Phi Phi nói.
Cũng theo nhạc trưởng Lê Phi Phi, điều đáng mừng nhất là Bộ Công an đang xây dựng Nhà hát giao hưởng phục vụ cho người dân của Hà Nội và cả nước với mong muốn làm phong phú đời sống nghệ thuật của mọi người. "Tôi vinh dự được đại tướng Tô Lâm mời trong tương lai sẽ cộng tác chặt chẽ với nhiều chương trình của nhà hát này", nhạc trưởng Lê Phi Phi tiết lộ.
Nhạc sĩ Hoàng Vân (1930-2018) tên thật là Lê Văn Ngọ, thuộc về thế hệ nhạc sĩ Việt Nam đồng hành với các cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình, ông dành một vị trí quan trọng cho âm nhạc hàn lâm. Đáng chú ý, bản thơ giao hưởng Thành đồng Tổ quốc - được ông viết vào năm 1960 - là một trong những bản giao hưởng thơ đầu tiên của Việt Nam.
Ban Giải trí
(责任编辑:Cúp C1)