Từ Hán Việt và thuần Việt liệu có thể đồng nghĩa?_soi kèo persis solo
Về điều này,ừHánViệtvàthuầnViệtliệucóthểđồngnghĩsoi kèo persis solo trước hết ta cần phải làm rõ “từ đồng nghĩa” là gì?
Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 1, trang 114 có giảng: “Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau”. Cũng tài liệu này giải thích: “Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau)”, đồng thời nhấn mạnh: “Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau”.
Theo đó, ta thấy rằng dù sắc thái có phần khác nhau nhưng hoàn toàn xảy ra chuyện một từ Hán Việt đồng nghĩa với một từ thuần Việt (ở đây xin dùng “Hán Việt” và “thuần Việt” theo hiểu biết phổ thông, không tranh luận sâu về hai khái niệm này). Một số ví dụ điển hình như:
1. “Phu nhân” đồng nghĩa với “vợ”
2. “Hy sinh” đồng nghĩa với “chết”.
3. “Thi sĩ” đồng nghĩa với “nhà thơ”
Tuy nhiên ở đây chúng ta cần phải chú ý một điều: Từ Hán Việt đang xét cần phải hiểu theo nghĩa trong tiếng Việt. Đó không phải là nghĩa gốc trong tiếng Trung, cũng không phải là nghĩa khi phân tích từng chữ. Chẳng hạn:
1. “Can đảm” khi phân tích từng chữ thì “can” là “gan” còn “đảm” là “mật”. Tuy nhiên trong tiếng Việt thì từ này có nghĩa là “có sức mạnh tinh thần để không sợ nguy hiểm, đau khổ” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). Do đó, (trong tiếng Việt) không thể nói “can đảm” đồng nghĩa với “gan mật” được.
2. “Phụ huynh” nếu tách từng từ thì “phụ” là “cha”, “huynh” là anh. Tuy nhiên trong tiếng Việt từ này có nghĩa là “cha mẹ hoặc người thay mặt đại diện cho gia đình học sinh trong quan hệ với nhà trường” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). Ta không thể lấy nghĩa của từng chữ mà nói “phụ huynh” đồng nghĩa với “cha anh”, mà phải lấy nghĩa sau, tức nghĩa được ghi nhận trong Từ điển tiếng Việt để xét và thấy đây không phải là hai từ đồng nghĩa.
Trường hợp “cốt nhục” và “xương thịt” cũng vậy. Hai từ này không đồng nghĩa, không phải vì “cốt nhục” là Hán Việt, “xương thịt” là thuần Việt mà là vì nghĩa của “cốt nhục” trong tiếng Việt hiện nay chủ yếu chỉ dùng để nói về “người cùng ruột thịt, máu mủ” chứ không dùng để chỉ xương và thịt theo nghĩa đen.
Tóm lại, từ Hán Việt và từ thuần Việt vẫn có thể đồng nghĩa với nhau, với điều kiện chúng có chung một nghĩa hoặc gần nghĩa. Tuy nhiên nghĩa của từ Hán Việt phải được xét theo tiếng Việt chứ không phải theo nghĩa gốc tiếng Trung hay dựa trên phân tích từng chữ cấu tạo nên nó.
Trọng Nghĩa - Tiếng Việt giàu đẹp
Từ 'tế nhị' có nguồn gốc từ đâu?
Tôi đã tra cứu nhiều tư liệu nhưng không tìm thấy tư liệu nào nêu rõ nguồn gốc của “tế nhị”. Tuy nhiên cũng tìm được một vài gợi ý, xin được chia sẻ với bạn đọc tại đây.
本文地址:http://sub.rgbet01.com/html/219e499704.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。