GS.TS Trần Đức Viên,ềugiảiphápđưanôngsảnViệtNamrathịtrườngthếgiớkeo nha cai 6 Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng hơn, việc ký kết, thực thi và đang đàm phán gần 20 hiệp định thương mại tự do sẽ có tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nông sản nói riêng.
Vị thế của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ gia tăng mạnh mẽ thông qua cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong EVFTA, RCEP và các thể chế thương mại khác, rộng hơn nhiều so với WTO.
Chất lượng nông sản sẽ chinh phục và mở rộng thị trường, ở đó chứa đựng hình hài, tầm vóc và vị thế của văn hóa Việt, chứa đựng sức mạnh nội tại của dân tộc Việt.
Tuy nhiên, trên thực tế nền nông nghiệp Việt Nam về cơ bản vẫn còn là nền nông nghiệp quảng canh, quản trị theo hình thái tiểu nông, nên rủi ro cao và hiệu quả thấp, giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa còn thấp hơn nữa, chủ yếu vẫn còn là lấy công làm lãi.
Nông nghiệp chưa gắn bó với công nghiệp thành một hệ thống để bổ sung, hỗ trợ nhau cùng nhau phát triển. Số lượng các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình hội nhập cho ngành nông nghiệp còn ít.
“Vì vậy, nền nông nghiệp vẫn chưa khắc phục được những yếu kém nội tại, kinh tế nông thôn đang phát triển không đồng đều, thiếu ổn định. Thực tế 'được mùa mất giá', 'giải cứu nông sản' hết cây này sang con khác, hết năm này qua năm khác là thí dụ điển hình, là minh chứng của một nền sản xuất chưa bền vững, rủi ro cao, giá cả của đầu ra nông sản bấp bênh, sự thua thiệt thường rơi vào người sản xuất và các doanh nghiệp nhỏ”, GS.TS Trần Đức Viên thông tin.
Hơn thế nữa, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp thấp do chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, kích cỡ không đồng đều, thiếu nhãn mác để nhận diện, chưa có truy xuất nguồn gốc, chưa có thương hiệu trên thị trường.
Đa phần sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu ở dạng thô, chưa qua chế biến, chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu; thị trường xuất khẩu lệ thuộc phần lớn vào Trung Quốc; Tăng trưởng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa trên cạnh tranh về giá (giá rẻ), ở phân khúc chất lượng thấp, chưa dựa vào lợi thế cạnh tranh về chất lượng.
Song song đó, việc đầu tư vào nông nghiệp không tương xứng. Các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cũng chưa phát triển, đặc biệt là khâu bảo quản sau thu hoạch và logistics.
Các ngành công nghiệp chế biến và chế biến sâu nông sản chưa phát triển, đa phần là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Điều đó dẫn tới chất lượng nông sản thấp, giá trị gia tăng nhỏ.
Việc hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất – phân phối các sản phẩm nông nghiệp chủ lực vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống kinh doanh nông sản chỉ tập trung vào một số ngành truyền thống hoặc có lợi nhuận cao như lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều. Dù đã thành lập các “sàn giao dịch nông sản” nhưng hoạt động của các sàn này còn rất hạn chế, chưa thực chất.
Trước những tồn tại này, GS. TS Trần Đức Viên cho rằng về cơ bản, chúng ta phải chuyển từ tái cơ cấu sản xuất chỉ dựa trên thay đổi kết cấu ngành hàng và sản phẩm hiện nay sang tái cơ cấu thực sự theo chiều sâu về ba lĩnh vực: một là giải quyết vấn đề thị trường cho nông sản; hai là áp dụng được khoa học và công nghệ; ba là đổi mới thể chế tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể là phát triển kinh tế hợp tác và xây dựng chuỗi giá trị. Đây mới chính là các điểm đột phá để thay đổi về cơ bản khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
“Nếu vậy, cần quan tâm đến các nội dung sau trong phát triển: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn, trong tăng trưởng phải chú ý đến tiến bộ xã hội, chú trọng đến vấn đề công bằng trong phát triển;
Thứ hai, tăng phúc lợi từ điều chỉnh lợi ích xã hội, nhà nước chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh và phân phối phúc lợi này, thể hiện qua chính sách đất đai, phát triển nông nghiệp và đầu tư công;
Cần xác định điểm ưu tiên cho ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho chuyển đổi số trong nông nghiệp ở các khâu then chốt có thể làm ngay: Truy xuất nguồn gốc; Giao dịch và tiêu thụ nông sản”,GS. TS Trần Đức Viên kiến giải.