10 ngày cật lực,ổtangđiệntửcốTBTNguyễnPhúTrọngMạchcảmxúcbấttậntừlờiviếkết quả câu lạc bộ ý 1 tháng bền bỉ
80 năm qua, từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt, với những thành quả lớn lao, sự cống hiến không biết mệt mỏi, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thuộc về Nhân dân, thuộc về Đảng, đất nước và dân tộc. Ngày 23/7, hai ngày trước khi diễn ra lễ quốc tang, trang “sổ tang điện tử” viếng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Báo VietNamNet gấp rút hoàn thành, kịp thời đưa lên mạng để độc giả gửi lời chia buồn đến gia đình, chia sẻ ký ức, tình cảm với người lãnh đạo cao nhất của Đảng. Sức mạnh kết nối của nền tảng công nghệ lập tức phát huy tác dụng, “nhịp cầu” online sổ tang điện tử đã hội tụ tình cảm của những người dân trên dải đất hình chữ S, từ người dân ở miền núi tới hải đảo; từ các chiến sĩ biên phòng canh giữ biên giới tới những du học sinh, các kiều bào đang say sưa học tập và lao động ở ngoài nước; từ em học sinh cấp 2, cấp 3 tới các thầy giáo trường phổ thông, giảng viên đại học…
Cũng như dòng người trước giờ viếng đã đến Nhà tang lễ quốc gia ngày càng đông; qua từng giờ, từng buổi, những lời viếng online ngày càng đổ về dồn dập. Có những độc giả gửi tới 5 - 7 lần. Hơn 40.000 lời viếng online gửi đến tòa soạn Báo VietNamNet. Chưa có sự kiện nào mà lượng phản hồi đổ về nhiều đến như vậy. Đó cũng là số lượng lớn nhất trong các tờ báo điện tử mở trang sổ tang online để viếng cố Tổng Bí thư những ngày cuối tháng 7 vừa qua. Rất khẩn trương với tinh thần tận tụy, đội ngũ biên tập viên của Báo đã túc trực song hành cùng "dòng thác phản hồi" để xử lý kịp thời những lời viếng gửi đến.
Sau 10 ngày nỗ lực xử lý, hơn 36.000 lời tưởng niệm được xuất bản. 729.000 lượt đọc trên phiên bản điện tử của báo VietNamNet. Sau đó là hơn 1 tháng làm sách cật lực cùng với các biên tập viên của Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Đôi lời ngắn gọn. Những đoạn văn dài. Các bài thơ chan chứa. Những câu viết đơn sơ. Nhiều dòng chữ tương tự. Nhưng hơn hết, đó đều là suy nghĩ, tấm lòng của riêng từng người. Do vậy, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi lời viếng mà người dân, độc giả VietNamNet gửi tới cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ "kênh sổ tang online" đều được chăm chút, trân trọng. Độc giả có thể dễ dàng tìm những lời viết của mình trên trang sổ tang đồ sộ này với chức năng tìm kiếm.
Hơn 2.700 trang sách khổ 21x29,7 in giấy vàng với thể thức in đặc biệt đã được hoàn thiện đẹp đẽ, trang trọng. Đó là những con số định lượng. Nhưng khó mà đong đếm hết được muôn vàn tình cảm, lòng tiếc thương, sự kính trọng, niềm tin tưởng, lời hứa quyết tâm rèn luyện sống và làm việc tích cực…. của những người dân Việt Nam đối với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi gắm qua những trang sổ tang đặc biệt.
Mạch cảm xúc trào dâng và quyết tâm tiến bước
Ở ngoài đời, biển người chờ đợi trong đêm để tiễn biệt cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hơn 40.000 người viếng tại quê nhà, rất đông bà con lặn lội hàng ngàn km đứng hai bên đường đưa tiễn linh xa. Còn trên sổ tang điện tử, mạch cảm xúc của nhân dân cứ mãi dâng trào, những lời chia buồn, dòng tưởng niệm đổ về dồn dập.
Rất nhiều bạn đọc chỉ ghi đôi dòng ngắn gọn "Vĩnh biệt bác, người cộng sản kiên trung, chân chính!", Và cũng không ít lời giãi bày chứa đựng tâm tư sâu lắng, người viết đã chọn lúc đêm khuya tĩnh lặng hay sáng sớm yên lành và gửi tới sổ tang cả trang tâm sự.
Đặc biệt, khá nhiều độc giả đã giãi bày suy nghĩ, tình cảm của mình bằng những vần thơ giản dị, dạt dào tình cảm: thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thất ngôn tứ tuyệt, thơ lục bát, thơ tự do....Nhiều người tỉ tỉ mỉ xếp những chữ cái đầu của từng câu thơ thành câu viếng. Các bạn đọc ở Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang... chăm chút cho những bài thơ dài 30 câu, vừa chứa chan tình cảm, vừa khẳng định niềm tin.
Bạn Nguyễn Ngọc Hưng, du học sinh ở Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) gửi lời chia sẻ lúc 4h sáng trong một đêm trắng:
"Chúng con - thế hệ trẻ được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ hoà bình và phát triển của đất nước luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của các bậc cha anh đã hy sinh giành được độc lập. Con cũng rất kính trọng và yêu mến các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình, ổn định để chúng con có cơ hội học tập và giao lưu với bạn bè quốc tế. Sự ra đi của bác để lại trong con một nỗi buồn sâu sắc, ấn tượng về một nhà lãnh đạo tài ba, một vị Tổng Bí thư giản dị, liêm khiết sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí - Đài Bắc, 4 giờ 15 phút, 26/07/2024".
Độc giả Lò Phương Chinh bày tỏ rằng, chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đã dạy cho bạn bài học về lòng biết ơn:
"Trong một lần xem thời sự được nghe bác Trọng phát biểu, con đã thay đổi rất nhiều, thức tỉnh lòng biết ơn về cuộc sống hiện tại mà trước đó không hề suy nghĩ tại sao mình lại được sống trong hoà bình như ngày hôm nay? Bác cũng trạc tuổi ông ngoại con, nhìn bác rất dễ gần, lời nói ngắn gọn nghe mộc mạc không hề kiểu cách, con luôn thắc mắc tại sao bác chưa về hưu để sum vầy bên con cháu. Thì ra, bác luôn dành hết đời mình để cống hiến phụng sự cho Tổ quốc. Bác đã thực hiện lời thề "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân" một cách trọn vẹn nhất. Bây giờ con mong bác Mận sẽ có thật nhiều sức khỏe và chứng kiến một đất nước phát triển do bác góp sức to lớn thật lâu hơn nữa".
Trong hàng ngàn lời chia sẻ, có những bạn đọc may mắn từng gặp cố Tổng Bí thư. Sự ra đi của ông khiến họ tiếc thương hơn bao giờ hết. Bạn đọc Thu Thảohồi tưởng: "Con nhớ mãi năm 2014, bác đã về xã Thụy Văn, Thái Bình quê con thăm chính quyền xã và toàn dân đã về đích nông thôn mới đầu tiên. Hình ảnh bác giản dị gần gũi biết bao. Con xin vĩnh biệt bác". Độc giả Magnus Trnhớ lại: "Con gặp bác Tổng Bí thư lần đầu tiên khi bác về thăm trường con - trường Nguyễn Siêu. Sau đó, con chỉ được theo dõi bác trên các chương trình thời sự. Con muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc vì những công lao to lớn của bác".
Thống kê từ Ban tổ chức lễ tang, khoảng 200.000 đồng bào đã đến viếng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chưa kể hàng trăm nghìn người đứng trên đường tiễn ông. Nhiều người sau khi đưa tiễn, vẫn chưa hết xúc động, tiếp tục gửi tới sổ tang điện tử những cảm nhận sâu sắc.
Chị Nguyễn Thị Thu Huyềnở Hà Nội đã dẫn con trai ra đường tiễn linh xa cố Tổng Bí thư. Sau đó, qua kênh kết nối online, chị gửi gắm những dòng suy nghĩ:“Chỉ 30 giây ngắn ngủi, cháu và con trai được tiễn bác dưới chiều Hà Nội trên con phố Lê Đức Thọ nhưng xúc động vô cùng vì được chứng kiến tình yêu thương, kính trọng của hàng nghìn người dân xung quanh đối với bác. Họ từ các tỉnh thành phía Bắc đổ về đây từ rất sớm, đường xa hay cái nắng nóng gay gắt không làm họ nhụt chí, họ chỉ cần được nhìn thấy đoàn xe tang đi qua, giơ tay chào và kính biệt bác”.
Hay như chị Phan Thị Sinh, một người con xứ Nghệ chia sẻ, dù mắt kém và kinh tế khó khăn, ra Hà Nội không biết đường, nhưng chị đã đến Nhà Tang lễ quốc gia đúng 24h đêm để vào viếng. Chiều ngày 26/7, chị đi tiễn đưa bác ở gần Nghĩa trang Mai Dịch: "Ai nấy đều khóc nức nở vì thương tiếc bác. Đúng như lời bác nói: “Thác đi rồi tiền bạc có ai mang theo được đâu”, sống làm sao để lúc thác rồi mà được dân yêu, dân quý, dân tiếc, dân thương như Bác Hồ, bác Giáp, bác Trọng kính yêu. Tất cả những người dân Việt Nam luôn ghi nhớ công ơn to lớn của bác".
Những dòng thơ sau đây, chỉ là hai trong số rất nhiều các lời thơ, bài thơ mà độc giả đã gửi gắm. Tối ngày 21/7, anh Đinh Văn Đợiviết:
Hết lòng vì nước vì dân Riêng tư nào có bận lòng quan tâm! Tấm lòng cách mạng sáng trong Dân giàu nước mạnh ghi sâu trong lòng Thu chiều thanh thản ra đi Nghĩa nhân để lại chẳng gì sánh so Trầm hương lan toả gần xa Ơn này giữ dạ mai này mang đi.
Trong khi đó, bạn Hoàng Anhkính cẩn gửi những dòng tiễn đưa:
"Vôtận niềm đau, buồn muôn nơi Cùngnhau kính cẩn tiễn đưa người Thươngmãi một đời vì dân nước Tiếcnhớ khôn nguôi lệ tuôn rơi Bácái vinh quang đời thanh bạch Nguyễngia rạng rỡ đức sáng ngời Phúquý không màng lợi chẳng ham Trọngnghĩa trung kiên vẹn một đời"
Sự ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ để lại nỗi tiếc thương cho người dân. Qua những dòng tưởng niệm, nhiều người có cơ hội soi chiếu lại mình, nhận ra những mối quan tâm mới và đặc biệt là những nhận thức sâu sắc về hành động cho bản thân trong tương lai.
Đêm khuya ngày 24/7, độc giả Hoàng Hữu Phướcviết: "Con người chỉ mất đi khi không ai nhớ về người đó. Lời của bác và tấm gương về phong cách, đạo đức, tư tưởng của bác sẽ còn mãi. Cảm ơn bác đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Đọc các thư viếng khác, thật đáng mừng khi có nhiều người trẻ dành thời gian và quan tâm đến đất nước và các vấn đề chính trị. Bác có thể yên tâm nghỉ ngơi rồi. Cảm ơn bác, một tấm lòng vĩ đại! "Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất."
Đúng như quan sát của độc giả Hoàng Hữu Phước, rất nhiều lời tưởng niệm gửi về sổ tang điện tử là tâm sự của những người trẻ. Họ liên hệ nỗi buồn khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi cũng tựa như cảm giác người ông, người bà của mình qua đời. Có bạn trẻ hồi tưởng cả những bài học lịch sử mà ông bà, cha mẹ kể cho mình nghe và từ đó nuôi dưỡng mạch nguồn yêu nước. Có bạn trẻ thú nhận trước đây thờ ơ với thế sự, nhưng sự kiện ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh thức trong mình những nhận thức mới, trưởng thành và đầy trách nhiệm.
Du học sinh Nguyễn Minh Anhchia sẻ, khi ở Singapore, cô đã nhiều lần nghe được thông tin và lo lắng cho sức khỏe của cố Tổng Bí thư. Và điều trùng hợp là ông ra đi đúng vào dịp Minh Anh được nghỉ về thăm nhà: "Khi con đi du học, mọi người thường hỏi con nhớ gì nhất, con luôn trả lời là Tổ quốc mình bác ạ. Con cảm thấy thật may mắn và tự hào khi được lớn lên và chứng kiến vị thế của đất nước thay đổi dưới những năm có bác lãnh đạo. Bác đã truyền cảm hứng rất nhiều cho con, để rồi con luôn nhắc nhở bản thân rằng: dù ở đâu, cũng phải là một người Việt Nam ngẩng cao đầu. Vô cùng biết ơn tâm huyết, sự hi sinh và cống hiến trọn đời của bác để thế hệ của tụi con có thể làm được điều đó”.
Dương Minh Chitâm sự rằng cô vốn là một sinh viên sợ học môn Lịch sử Đảng và cũng không quá quan tâm đến chính trị. 6 ngày kể từ khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, được nghe nhiều câu chuyện liên quan đến sự nghiệp, thành tựu cũng như lối sống hàng ngày của ông, Chi càng cảm thấy kính trọng và biết ơn những gì các lãnh đạo hiện nay cùng các thế hệ cha ông đã giữ gìn, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển. Chi viết: “Con rất thích một câu nói của bác: "Nếu là hoa, hãy là hoa hướng dương. Nếu là chim, hãy là chim bồ câu trắng. Nếu là đá, hãy là đá kim cương. Nếu là người, hãy là người cộng sản". Thật sự, con đã được truyền cảm hứng từ bác rất nhiều, chưa bao giờ lòng yêu nước của con lại trỗi dậy mạnh mẽ như bây giờ. Con xin hứa sẽ cố gắng tiếp tục phấn đấu để trở thành một người cộng sản góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh”.
Hoài Anh Vy, một người trẻ khác tâm sự: "Một sự ra đi sẽ thật sự ý nghĩa, khi khiến cho những người ở lại nhìn vào và muốn làm những điều thật sự tốt đẹp, giống như người ấy đã từng. Là một người trẻ học kinh tế, làm kinh doanh, cuộc sống của con luôn bộn bề, nhưng con nhìn vào bác và cảm giác như được soi chiếu. Và con thực sự nghĩ đến việc thử sức ở môi trường chính trị, đoạn đường của con sẽ còn xa, nhưng nếu con đến được đâu đó, thì chắc chắn sẽ là do ngọn lửa đầy nhiệt huyết của vị lão thành cách mạng thời đổi mới Nguyễn Phú Trọng đã thắp lên".
Sổ tang điện tử cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Sự khắc ghi của Nhân dânSổ tang điện tử viếng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên VietNamNet vinh dự trở thành cây cầu kết nối tình cảm, nơi ghi khắc những xúc cảm, sự biết ơn và thước đo của lòng dân với lãnh đạo.