Những nghệ sĩ nông dân
Nam Định có hơn 600 nhà thờ lớn,ĐiềuđặcbiệttrongngôinhàcóhàngnghìnchiếckènđồngởNamĐịkết quả trận vigo nhỏ khác nhau. Đối với người dân xứ đạo, tiếng kèn đồng là âm thanh thân thuộc, giống như món ăn tinh thần mà hầu như nhà thờ nào cũng phải có. Tiếng kèn là nguồn vui giúp người nông dân vượt qua khó nhọc của cuộc đời.
Những ngày đầu, khi mới từ phương Tây du nhập vào Việt Nam, số lượng kèn đồng rất ít, chủ yếu để phục vụ những dịp lễ trọng đại, các nghi lễ sinh hoạt tôn giáo. Ngày nay, mọi người có thể dễ dàng tìm thấy những đội kèn đồng ở các giáo xứ, giáo họ.
Tuy nhiên, một ngôi làng chuyên sửa chữa kèn đồng như làng Phạm Pháo (nay là làng Trại Đáy, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu) thực sự hiếm.
Ngoài biết cách chơi kèn Tây thành thạo, người làng Phạm Pháo còn tìm tòi và tự nghiên cứu, chế tạo kèn đồng, cũng như mày mò để "bắt bệnh" cho loại nhạc cụ này. Những chiếc kèn đồng nhập ngoại, trong quá trình sử dụng lâu ngày sẽ bị hư hỏng.
Nghề làm và sửa chữa kèn đồng ở Phạm Pháo đã ra đời, tồn tại, tiếp nối qua nhiều thế hệ và ngày càng đạt đến trình độ cao. Theo dòng chảy của thời gian, làng Phạm Pháo đã trở thành xứ sở của kèn đồng.
Điều thú vị là tất thảy những người đã và đang gắn bó với nghề làm kèn, đều là ‘nghệ sĩ nông dân’. Vào những dịp mùa màng, họ vẫn tham gia cấy gặt, đến khi trở về xưởng sản xuất kèn, họ lại trở thành ‘nghệ nhân, nghệ sĩ’ thực thụ.
Mỗi chiếc kèn là một tác phẩm nghệ thuật
Đến làng Phạm Pháo, chúng tôi được trò chuyện với ông Nguyễn Văn Cường (SN 1958), nghệ nhân làm kèn đồng hiếm hoi ở Việt Nam.
Trong xưởng sản xuất với hàng nghìn chiếc kèn đồng, ông Cường cho biết: “Để làm kèn hay sửa chữa kèn sao cho giữ được thanh âm, ngoài việc lựa chọn chất liệu đạt tiêu chuẩn, người thợ còn cần có đôi tay khéo léo và độ thẩm âm tinh tế”.
Nổi tiếng là người cẩn thận và kỹ tính, ông Cường tính toán tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ để làm kèn. Công đoạn phức tạp nhất là làm kín để kèn đạt độ chính xác cao về âm. Chất liệu làm kèn chủ yếu bằng đồng, mạ crom, vàng, bạc… tuỳ đơn đặt hàng, ông Cường chia sẻ.
Trước kia, nguyên liệu làm kèn khan hiếm, chủ yếu được lấy từ vỏ đạn, mâm đồng... Hiện nguyên vật liệu sẵn có nên người làm kèn cũng đỡ vất vả hơn.
Một điểm không thể trộn lẫn của nghề làm kèn đồng ở làng Phạm Pháo là hầu hết các công đoạn đều được thực hiện thủ công từ khâu lên khuôn, làm những chi tiết lớn, nhỏ, tinh xảo đến việc đánh bóng, tạo âm...
Một chiếc kèn thường có từ 180 đến 250 chi tiết và giống nhau ở điểm đều có bộ hơi gồm 3 quả pháo, mỗi quả có 6 lỗ tạo ra các nốt nhạc. Song, quan trọng nhất là bộ phím kèn phải làm cho kín và trơn tru, dễ bấm. Để làm được chi tiết này, người thợ không chỉ cần kinh nghiệm, đôi tay khéo léo mà phải có đôi tai biết cảm âm tinh tế.
Vì thế, mỗi chiếc kèn sau khi được hoàn thành, đều được người thợ nâng niu, trân quý.
Lửa nghề chưa bao giờ tắt
Ông Cường tâm sự: “Gia đình tôi đến nay đã có 4 đời làm kèn đồng, bắt đầu từ ông tôi. Từ lúc 8 tuổi, tôi đã bắt đầu làm nghề cùng bố, với những công việc đơn giản nhất. Đến năm 1970, tôi đã trở thành một người thợ thực thụ”.
Cha ông Cường sinh được 3 người con. Cả ba đều nối nghiệp cha làm nghề kèn.
Đến nay, vừa làm nghề, ông Cường vừa truyền dạy nghề cho các con. Tiếp nối truyền thống gia đình, cả 4 người con trai của ông đều có thể theo nghề bố.
Hiện gia đình ông Cường có thể sản xuất được hơn 40 loại kèn đồng. Những loại kèn thường xuyên được đặt hàng gồm Clarinet, Saxophones, Trumpet, Alto Saxophones, Tubas…
Do đặc thù riêng, người làm kèn không có việc thường xuyên, thu nhập ngày một kém. Cha con ông Cường phải làm thêm nghề mộc. Tuy nhiên, tình yêu với những chiếc kèn đồng đã ngấm vào máu thịt, nên đến nay, gia đình ông Cường vẫn giữ được lửa nghề làm kèn.
Thừa hưởng truyền thống gia đình, các con, các cháu của ông Cường tiếp tục nối nghiệp ông cha. Nguyễn Trung Kiên (SN 1997, con út của ông Cường) tiếp xúc với nghề từ năm 10 tuổi, đến hiện tại đã thành thạo các công đoạn sửa chữa cũng như sản xuất.
Kiên cho biết: “Trong gia đình em, các thành viên đều có thể làm hoàn thiện một chiếc kèn, ai cũng được học nghề từ nhỏ nên làm thành thạo. Có thể, cái máu nghề đã được in sâu vào trong tâm trí nên ai cũng một lòng giữ nếp truyền thống gia đình”.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)