'Nếu không đảm bảo sẽ dễ mất uy tín chương trình đào tạo kỹ sư'_kq c1 2023
Tại hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 99 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi,ếukhôngđảmbảosẽdễmấtuytínchươngtrìnhđàotạokỹsưkq c1 2023 bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 6/1, bên cạnh những thắc mắc về hội đồng trường, đại học nghiên cứu, các đại biểu còn nêu băn khoăn trước những thay đổi của hệ thống văn bằng.
Tại đầu cầu TP.HCM, GS.TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thắc mắc về việc cấp bằng kỹ sư. Theo Nghị định 99, bằng kỹ sư, bác sĩ sẽ “tương đương trình độ” với bằng thạc sĩ.
Ông Phúc đặt câu hỏi: “Nếu như vậy, người được cấp bằng kỹ sư liệu có được cơ quan quản lý công nhận cao hơn các văn bằng đại học khác và được xếp lương cao hơn hay không? Liệu người có bằng kỹ sư có thể tham gia vào đào tạo trình độ cử nhân hay không?”
Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, Nghị định 99 quy định, căn cứ quy định về điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác trong chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định của Bộ GD-ĐT, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Vì vậy, muốn xác định văn bằng nằm ở bậc 6 hay bậc 7 cần phải xem xét đồng thời các tiêu chuẩn này. Nếu trường cấp bằng kỹ sư nhưng chương trình đào tạo chỉ ở mức 120 tín chỉ thì cũng không thể nói bằng kỹ sư này cao hơn các văn bằng đại học khác.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Còn ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Hoàng Minh Sơn lại nêu lo ngại khác. Theo ông, trước kia trong luật cũ, bằng kỹ sư là bằng tốt nghiệp đại học. Có nhiều trường đào tạo 4 – 4.5 năm, trong khi rất nhiều trường kỹ thuật có truyền thống đào tạo 5 năm. Vì vậy, khi đưa vào xác định kỹ sư là bằng sau cử nhân hay trên cử nhân là khó khăn rất lớn.
"Tôi lo lắng khi triển khai không có sự thống nhất với các trường. Trên thực tế, chương trình kỹ sư tối thiểu 150 tín chỉ, nhưng như thế vẫn là thấp. Các trường kỹ thuật cần phải lưu ý việc này, bởi nếu không đảm bảo tốt, chương trình không phù hợp có thể sẽ làm mất đi uy tín của chương trình kỹ sư. Như vậy, tương lai sẽ rất khó được quốc tế công nhận".
"Trước nay, sinh viên có bằng kỹ sư muốn theo học nước ngoài hầu hết phải học lại chương trình thạc sĩ. Giờ đây, có cơ hội mới như vậy, làm sao chúng ta phải thực hiện tốt để có thể hội nhập được quốc tế", PGS Sơn nói.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết: Trong năm 2020, Bộ sẽ ban hành Thông tư quy định chuẩn chương trình của các trình độ giáo dục đại học.
Thúy Nga
“Hội đồng trường không phải nơi thông qua cho hiệu trưởng”
Có thể nói, đây là một cuộc cách mạng trong nhận thức, cần phải quyết tâm để thực hiện thiết chế này.
相关文章
IAEA nói tình hình hạt nhân ở Kursk ‘nghiêm trọng’, Nga nêu tổn thất của Ukraine
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi hôm 27/8 đã đến thăm nhà máy điện hạt nhân tại thành phố Kurchatov2025-01-12ĐH Luật TP.HCM điểm cao nhất là 25
-Trường ĐH Luật TP.HCM vừa công bố điểm thi ĐH của thí sinh. Ông Ngô Đức Tuấn, Trưởng phòng đào tạo2025-01-12Chiến thắng Điện Biên Phủ và ngày Giải phóng miền Nam là những mốc son chói lọi
Đến dự buổi họp mặt có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,2025-01-12Elon Musk hỏi người dùng Twitter về lệnh cấm ông Donald Trump
Khảo sát của Elon Musk có nội dung: “Khôi phục cựu Tổng thống Trump”.Ông chủ mới của Twitter còn twe2025-01-12Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
Từ năm 2012 đến nay, nữ sĩ Nguyễn Thị Bích Vượng (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) ra mắt nhiều tập th2025-01-12Điểm chuẩn ĐH Sân khấu điện ảnh
- Chiều 9/8, Trường ĐH Sân khấu điện ảnh đã công bố điểm trúng tuyển trong đó ngành Biên kịch điện ả2025-01-12
最新评论