Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa X: Xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế_fiorentina vs salernitana

作者:Nhà cái uy tín 来源:World Cup 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 20:52:26 评论数:

Tạo nền tảng vững chắc

- Thưa bà,ỳhọpthứHĐNDtỉnhkhóaXXemxétquyếtđịnhcácvấnđềquantrọngvềpháttriểnkinhtếfiorentina vs salernitana xin bà cho biết khái quát về chương trình, nội dung tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa X?

- Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa X là kỳ họp thường lệ cuối năm 2022, diễn ra trong 2 ngày 8 và 9-12-2022. Phiên khai mạc và bế mạc kỳ họp sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương để cử tri và nhân dân theo dõi. Kỳ họp sẽ tập trung vào các nội dung trọng tâm, như: Đánh giá, thảo luận về tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH, QP-AN trên địa bàn tỉnh trong năm 2022, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; trong đó chú trọng thảo luận đưa ra các giải pháp nhằm phục hồi phát triển KT-XH, giải quyết tốt việc làm, chăm lo, cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, HĐND tỉnh sẽ thảo luận, xem xét thông qua các nghị quyết quan trọng, như: Quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2023-2025; dự toán ngân sách, kế hoạch đầu tư công 2023; chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030... Bên cạnh đó, HĐND tỉnh sẽ xem xét ban hành một số chế độ, chính sách đặc thù như hỗ trợ tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh…

Nông nghiệp công nghệ cao được Bình Dương chú trọng và khuyến khích phát triển. Trong ảnh: Công nhân Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái (xã An Thái, huyện Phú Giáo) thu hoạch dưa lưới. Ảnh: TRẦN DUY TÌNH

- Tại kỳ họp lần này, Thường trực HĐND tỉnh có đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN năm 2022, thưa bà?

“Năm 2023 là năm bản lề, năm có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025. Do đó, việc xem xét quyết định nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH, QP-AN năm 2023 là nhiệm vụ trọng tâm của kỳ họp này…”.

(Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh)

- Năm 2022, tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường; nhiều diễn biến chưa từng có tiền lệ, vượt khỏi khả năng dự báo. Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH, QP-AN năm 2022 theo đúng tinh thần chỉ đạo, định hướng của Trung ương và Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Từ việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhìn chung, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có xu hướng phục hồi tích cực, đời sống người dân, thu nhập người lao động được cải thiện. Tình hình KT-XH đạt được nhiều kết quả khả quan, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định. Kết quả, nhiều chỉ tiêu phát triển về KT-XH đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, trong đó có những điểm sáng như:

Tăng trưởng kinh tế có sự chuyển biến rõ nét qua từng tháng, từng quý; Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng; GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng/năm; hoàn thành dự toán thu ngân sách trước 2 tháng và ước tổng thu ngân sách năm 2022 đạt 103%. Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài tăng gấp 2 lần về số dự án, tăng 1,6 lần về số vốn đăng ký so với kế hoạch đề ra; tiếp tục duy trì thặng dư thương mại gần 10 tỷ đô la Mỹ. Các công trình trọng điểm, nhất là hạ tầng giao thông được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Các hoạt động đối ngoại tiếp tục được tổ chức đa dạng, phong phú, đúng đường lối, mang lại nhiều cơ hội hợp tác đầu tư, trao đổi văn hóa cho địa phương.

Tỉnh đã thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, không xảy ra tình trạng khan hiếm, sốt giá; tình hình cung ứng xăng dầu có thời điểm xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ nhưng đã được chỉ đạo giải quyết kịp thời; tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc, đối thoại với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, sinh thái và hiệu quả. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ tiếp tục được quan tâm thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ. Công tác bảo đảm an sinh, phúc lợi xãhội được quan tâm; công tác dân vận, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể tiếp tục hướng mạnh về cơ sở; sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường.

Những kết quả đạt được trong năm 2022 là hết sức cơ bản và có ý nghĩa to lớn, tiếp tục tạo nền tảng vững chắc, là tiền đề quan trọng cho việc phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Trong năm 2022, các công trình trọng điểm, nhất là hạ tầng giao thông được tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt. Trong ảnh: Thi công xây dựng đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng. Ảnh: QUỐC CHIẾN

Cùng với các kết quả nêu trên, việc tồn tại một số khó khăn, hạn chế là không tránh khỏi. Cụ thể là sản xuất công nghiệp, xuất khẩu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại từ quý III, quý IV-2022, dự kiến sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong quý I-2023 và thời gian tiếp theo. Tiến độ công tác quy hoạch tuy đã được đẩy nhanh nhưng việc triển khai lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vẫn còn chậm. Khối lượng thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, chưa đạt được kết quả như mong đợi. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn phải giảm quy mô sản xuất, cắt giảm giờ làm, cho lao động nghỉ việc, nhất là ngành dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ...

Thường trực HĐND tỉnh nhận thấy, những kết quả tích cực đạt được trong năm 2022 là kết quả cộng hưởng của sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, tinh thần trách nhiệm và đồng hành của HĐND tỉnh; sự năng động, hiệu quả trong điều hành quản lý của UBND tỉnh; sự nỗ lực phấn đấu của mọi tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành, đoàn thể và doanh nghiệp… Đó là kết quả từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở kết quả phát triển KT-XH trong năm 2022, HĐND tỉnh sẽ tiếp tục xem xét, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH năm 2023, cùng nhiều vấn đề quan trọng của địa phương, nhằm bảo đảm phát triển toàn diện KT-XH, đáp ứng lòng mong đợi của cử tri và nhân dân trong tỉnh.

Thúc đẩy tăng trưởng trên nền tảng chuyển đổi số

- Thưa bà, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, QP-AN năm 2023 trình HĐND tỉnh xem xét quyết nghị tại kỳ họp, ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh như thế nào, vấn đề nào được HĐND tỉnh đặc biệt quan tâm lưu ý trong thực hiện nhiệm vụ năm 2023?

- Trên cơ sở đánh giávề kết quảđạt được trong năm 2022 và làm rõ những mặt còn hạn chế, tồn tại, dự báo tình hình, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của năm 2023, các ban HĐND tỉnh đã có ý kiến thẩm tra, các đại biểu HĐND tỉnh đã thảo luận tại các phiên họp tổ trước kỳ họp về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển KT-XH năm 2023. Những ý kiến này sẽ được tổng hợp, báo cáo tại kỳ họp HĐND tỉnh.

Về cơ bản, Thường trực HĐND tỉnh thống nhất với 11 nhóm giải pháp mà UBND tỉnh đã đề ra với mục tiêu tổng quát là tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 24- NQ/TW ngày 7-10-2022 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và nghị quyết, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Trong đó, Thường trực HĐND tỉnh đặc biệt quan tâm đến những nhiệm vụ, như: Cần thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phục hồi và phát triển KT-XH, thúc đẩy tăng trưởng trên nền tảng chuyển đổi số, kinh tế số, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các bệnh truyền nhiễm và các dịch bệnh mới phát sinh; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ; tập trung mọi nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị, dịch vụ làm tiền đề xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại…

- Xin cảm ơn bà! 

HỒ VĂN (thực hiện)

最近更新