GS, TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủnhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, đề án trên được thựchiện với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), sauđó sẽ trình Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế, Bộ Y Tế. Hiện Việt Nam đã tự sản xuất được 10/12 vắc xin trong chương trình TCMR gồm:Vắc xin BCG phòng lao, DPT phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván, OPV phòng bại liệt,vắc xin sởi, vắc xin viêm não Nhật Bản, vắc xin viêm gan B, vắc xin tả, thươnghàn. Vắc xin ngừa Rubella và Hib hiện vẫn phải nhập khẩu.
Theo kế hoạch, đến năm 2018 Việt Nam sẽ sản xuất được vắc xin Rubella và đến2020 Việt nam sẽ phát triển và sản xuất thêm vắc xin bại liệt tiêm và Hib sửdụng trong chương trình TCMR, đồng thời phát triển thành công vắc xin 6 trong 1. Xung quanh những câu hỏi lo ngại về tính an toàn của vắc xin tổng hợp so vớivắc xin đơn lẻ, GS, TS Nguyễn Trần Hiền khẳng định các loại vắc xin tổng hợphiện tại hoàn toàn an toàn và hiệu quả, đã được chứng minh bằng các nghiên cứuthử nghiệm lâm sàng. "Cho đến nay, trong số các trường hợp trẻ em tử vong sau tiêm chủng, chưacó bằng chứng nào chỉ ra nguyên nhân do vắc xin, chất lượng vắc xin mà tử vongchủ yếu do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ", GS, TS NguyễnTrần Hiển cho hay. Ngân sách năm 2014 cho chương trình TCMR là 298 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo ôngHiển con số này mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu và hiện tại chương trình TCMRcủa Việt Nam vẫn đi sau các nước trong khu vực như Campuchia, Lào... trong việctriển khai các vắc xin mới.
Thúy Hạnh |