Cả nước nới lỏng giãn cách từ đầu tháng 10,ủacácnhàbánlẻhàngcôngnghệtăngvọtsaunớilỏnggiãncánhà cái ra kèo hôm nay việc mua sắm dễ dàng hơn đã tạo ra doanh thu lớn cho các nhà bán lẻ ngay sau mở cửa.
Nói với ICTnews, ông Phạm Công Bằng, Giám đốc kinh doanh Vivo Việt Nam, cho hay, chỉ riêng trong tháng 10, hãng này bán được khoảng 200.000 smartphone.
“Lượng bán này rất cao nếu so với tháng trung bình khoảng 100-150 ngàn máy”, ông Bằng giải thích. Hãng điện thoại này hiện đang trong top 3 tại Việt Nam về lượng máy bán ra.
Khách và nhân viên một hệ thống bán lẻ trong ngày giao iPhone 13 ở thời điểm cuối tháng 10. (Ảnh: Hải Đăng) |
Trước đó, tập đoàn Thế Giới Di Động công bố doanh thu tháng 10 đạt mức 12 ngàn tỷ đồng, cao nhất trong năm nay. Riêng hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh chiếm hơn 10 ngàn tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ 2020 và tăng 60% so với tháng 9/2021.
Các chuỗi nhỏ hơn cũng hưởng lợi từ tâm lý mua sắm của người dân bị dồn nén trong một khoảng thời gian dài giãn cách.
CellphoneS cho biết, khi các lệnh giới hạn được nới lỏng từ đầu tháng 10, người dân được đi lại thuận tiện nên việc mua sắm tương đối dễ dàng. Trong thời điểm này doanh số tăng trưởng 30-40% so với trung bình năm, tăng 40% so với cùng kì năm ngoái.
Ông Phạm Tuấn Anh, đại diện chuỗi ShopDunk chuyên bán sản phẩm Apple cho hay, doanh thu tháng 10 của hệ thống tăng 38% so với tháng 9. Dự kiến tháng 11 cũng tăng 30-35% so với tháng 10.
Số liệu của các nhà bán lẻ cũng phù hợp với báo cáo trước đó của Payoo, một nền tảng kết nối thanh toán phổ biến trên toàn quốc. Theo báo cáo này, trong tháng 10, ngành bán lẻ có tốc độ hồi phục nhanh chóng.
Trong đó, ở lĩnh vực điện thoại, điện máy, hệ thống ghi nhận sự hồi phục nhanh chóng ở nhóm cửa hàng nhỏ lẻ với mức độ tăng trưởng gần gấp đôi, trong khi các chuỗi cửa hàng điện máy lớn đạt 70 - 90% so với trung bình tháng 4 và 5.
Payoo nhận định quá trình học online vẫn tiếp diễn và nhu cầu mua sắm thiết bị phục vụ học tập là một trong những động lực lớn thúc đẩy sự hồi phục nhanh của nhóm hàng điện thoại, điện máy.
Chia sẻ về nguyên nhân tăng trưởng trong tháng 10, Thế Giới Di Động cho biết, chuỗi này đã chủ động chuẩn bị để mở cửa bán hàng trở lại sớm và đồng loạt. Bên cạnh đó, họ cũng làm việc với nhà cung cấp từ trước để đảm bảo có hàng đầy đủ trong bối cảnh thị trường Việt Nam và toàn cầu bị ảnh hưởng đáng kể về nguồn cung. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi cũng góp phần kéo khách trở lại sau thời gian đại dịch.
Cả Thế Giới Di Động và các chuỗi khác đều thừa nhận dòng iPhone 13 có đóng góp không nhỏ cho thành công về mặt doanh thu tháng 10. Cụ thể, Thế Giới Di Động công bố bán được 18.000 iPhone 13 trong 7 ngày mở bán, thu 500 tỉ đồng.
Riêng chuỗi ShopDunk thừa nhận doanh thu tăng mạng phần lớn do Apple ra mắt loạt sản phẩm từ iPhone tới iPad và Apple Watch.
“Thực tế doanh thu có thể còn tăng hơn nữa nhưng do lượng hàng Apple cung cấp chỉ được 70% nhu cầu”, ông Tuấn Anh trả lời ICTnews.
Phía CellphoneS cũng gặp tình trạng thiếu hàng iPhone 13 dù nhu cầu rất cao. “Sự kiện trả hàng iPhone 13 vào những ngày cuối cùng của tháng 10 góp phần đẩy doanh thu thêm 20%. Con số này không tăng nhiều do lượng hàng iPhone đợt đầu chỉ đủ đáp ứng 30% lượng khách đặt hàng”, ông Nguyễn Lạc Huy - đại diện CellphoneS - lý giải.
Về tổng quan, CellphoneS nhận định doanh thu tháng 10-11 có nhiều khởi sắc, tăng trưởng trung bình 30-40%. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, chuỗi này dự đoán nếu tháng 12 tiếp tục giữ nhịp tăng trưởng mạnh thì cũng chỉ đạt 95% kế hoạch năm.
Hải Đăng
Từ khi TP.HCM và cả nước dần mở cửa từ 1/10 đến nay, báo cáo cho thấy nhóm siêu thị điện máy và siêu thị hàng thiết yếu hồi phục lại khá nhanh.