Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >World Cup >Người phụ nữ kiên trì với nghề sang sợi mẹ chồng dạy suốt 45 năm_giải ấn độ

Người phụ nữ kiên trì với nghề sang sợi mẹ chồng dạy suốt 45 năm_giải ấn độ

2025-01-19 20:34:08 Nguồn:BetwayTác Giả:Cúp C1 View:848lượt xem

Mẹ chồng dạy nghề từ khi mới về làm dâu

Con ngõ nhỏ Thanh Miến (Quốc Tử Giám,ườiphụnữkiêntrìvớinghềsangsợimẹchồngdạysuốtnăgiải ấn độ Đống Đa, Hà Nội) những năm về trước nổi tiếng với nghề mạng sang sợi, có những tay nghề giỏi nhất Hà Thành. Người ta có thể vá quần áo từ những sợi vải được lấy ra từ chính bộ trang phục đó. Và rất ít người nhận ra chiếc quần, áo ấy đã bị sửa lại. Sau nhiều năm, nghề dần mai một, ít người biết đến.


Bà Hồng tỉ mẩn sang sợi cho chiếc áo bị rách phần ống tay. 

Bà Nguyễn Thị Hồng (73 tuổi) là một trong những người thợ giữ nghề truyền thống mạng sang sợi còn sót lại ở Hà Nội trong con ngõ nhỏ Thanh Miến. 

W-ba-hong-sangsoi18-3.jpg
Bà Hồng đang sửa quần áo trước cửa nhà ở ngõ Thanh Miến

Mỗi ngày, cứ 8h sáng, trong căn nhà nhỏ, trước khung cửa gỗ đã cũ, bà Hồng lại thoăn thoắt đôi tay, mắt đeo kính chăm chỉ hoàn thành những đơn hàng khách đã hẹn trước. Hỏi bà có mỏi mắt không, bà cười: “Mỏi chứ, tầm tuổi này sao không mỏi được nhưng làm nhiều cũng quen, lúc nào mỏi quá, tôi lại nghỉ”. Đến 5h chiều, bà nghỉ để dành thời gian nấu cơm, lo việc nhà.

Có được nghề và được nhiều người tín nhiệm như hiện tại, bà Hồng không quên ơn của người mẹ chồng đã chỉ bảo, khiến bà nhiều năm qua có công việc, có thu nhập mưu sinh và có tiền nuôi con ăn học. 

27 tuổi, bà Hồng về làm dâu cụ Tạ Huê Diệp và sống chung nhà chồng tại chính căn nhà hiện tại trong ngõ Thanh Miến. Khi đó chưa có công việc nên được học nghề sang sợi chính là điều may mắn của bà. Học được nghề, bà Hồng phải trải qua không ít khó khăn, thử thách.

Bà kể, mẹ chồng là người vô cùng khéo tay, tốt bụng và tỉ mẩn. Công việc ấy cụ Diệp làm nhiều năm, đến tận năm 83 tuổi vì mắt mờ, tay run nên mới nghỉ. Ngoài bà Hồng, hai cô con gái của cụ Diệp cũng được học nghề từ mẹ. 

Nhiều năm, cả nhà cùng chung sức cho công việc sang sợi, kiếm thu nhập. Từ khi cụ Diệp nghỉ, bà Hồng chính thức tiếp quản nghề và làm việc tại căn nhà trong ngõ Thanh Miến.  

“Sang sợi là lấy sợi vải của chính món đồ đó mạng vào chỗ bị rách. Vì cùng sợi vải nên người khác rất khó nhận ra chỗ rách, nhìn như chưa hề hấn gì. Công việc này đòi hỏi người thợ phải khéo léo, kiên trì, tỉ mẩn. Tôi học nghề rất lâu, mất vài năm mới thành thạo được.

Thời gian đầu, tôi làm sai nhiều, lỗi cũng nhiều nhưng mẹ chồng đều sửa giúp. Nhiều lần kim chọc chảy máu tay nhưng tôi vẫn cố gắng kiên trì, không từ bỏ. Từ những lần sai đó, tôi rút ra bài học rồi hoàn thiện bản thân”, bà Hồng chia sẻ. 

Công việc công phu, nhưng đồ nghề của bà chỉ đơn giản là vài cây kim, cuộn chỉ, cái kéo, cái bàn là. Nhìn bà tỉ mẩn làm mới hiểu đây là một công việc thực sự khó. Theo bà, những sản phẩm chất liệu quá mỏng như vải voan hoặc vết rách quá to thì rất khó xử lý. Có nhiều đơn hàng, bà phải từ chối vì sợ không làm hài lòng khách.

Nhiều năm làm dâu, tình cảm của bà Hồng và mẹ chồng vô cùng tốt. Biết ơn cụ Diệp, bà Hồng luôn tận tình chăm sóc mẹ. Năm 93 tuổi, cụ Diệp mất, để lại “cơ ngơi” đồ sộ là nghề sang sợi. Nhờ đó, bà Hồng giữ được nghề và bám vào nghề mưu sinh cho đến tận bây giờ.

Bà không chỉ biết ơn mẹ chồng, mà còn luôn cảm thấy may mắn vì mình được dạy nghề, học nghề và trở thành người giữ được nghề hiếm.

45 năm qua, bà Hồng luôn cố gắng hết sức làm ra những sản phẩm chất lượng vừa lòng khách hàng. Không phải ngẫu nhiên mà cái tên “bà Hồng sang sợi” lại nổi tiếng trong con ngõ nhỏ Thanh Miến và người dân Hà Nội đến vậy. Bởi những đường kim mũi chỉ của bà thật khéo léo, đã trở thành thương hiệu, ai mang đồ đến làm cũng rất ưng ý.

Bà hiểu, mẹ chồng đã trao cho mình công việc này chính là muốn bà mưu sinh và phát huy, giữ nghề. Đối với bà, công việc này không chỉ là nguồn thu nhập chính, mà còn là nét đẹp nghề truyền thống của gia đình. 

Khách nước ngoài trả thêm tiền vì làm quá đẹp

Nhờ sự tận tâm với nghề, bà Hồng không chỉ được người Hà Nội biết đến, mà khách nước ngoài cũng nhiều lần ghé nơi bà sống và nhờ sửa quần áo. 

W-ba-hong-sangsoi4-6.jpg
Dụng cụ đơn giản chỉ là những cuộn chỉ, vài cây kim, cái kéo và chiếc bàn là

Bà kể: “Khách nước ngoài thường mang đồ đến đây. Có người được hướng dẫn viên đưa tới, có người tự tìm đến. Vì tôi không hiểu ngoại ngữ, nên họ dùng điện thoại dịch. Có lần sửa hết 20 nghìn đồng, nhưng họ lại đưa cho tôi 50 nghìn và quyết không lấy lại vì họ thấy tôi làm đẹp quá. Khách khen tôi hết lời và nói rằng 20 nghìn đồng không xứng đáng với công sức nên họ mới trả thêm”.

Ai biết đến mạng sang sợi đều nhắc đến bà với những lời khen ngợi về tay nghề. Nhưng khách hàng có người này người kia. Nhiều người dễ tính, nhưng cũng có những người khó tính. Đa số hài lòng khi nhận đồ bà sửa, nhưng cũng có nhiều người cảm thấy không ưng ý. Những lúc đó, bà đều nhẹ nhàng giải thích để khách hiểu cái khó của nghề thủ công khác với công việc bằng máy móc.

Có nhiều khách quên tiền trong túi, bà Hồng luôn giữ cẩn thận, đến hẹn trả cho người ta. Vì vậy, khách rất biết ơn và quý mến bà. 

Ông Lương Văn Điệp (71 tuổi), một khách quen ở phố Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm) thường xuyên đến tiệm bà Hồng sửa quần áo. Ông rất yên tâm và vui vẻ mỗi lần nhận lại đồ. 

W-ba-hong-sangsoi6-4.jpg
Ông Lương Văn Điệp là khách quen, đang chờ bà Hồng sửa để lấy đồ

“Nhiều người nghĩ chỉ có người nghèo mới mang quần áo đi vá, chứ người giàu không ai làm vậy, nhưng họ đã lầm. Người giàu có quần áo xịn, mới hay mang đồ đến sang sợi vì họ tiếc. Và sang sợi khó nhận ra chỗ rách nên người ta ưa chuộng. Còn quần áo quá rẻ, vài chục, hơn trăm nghìn, người ta cũng chẳng bỏ tiền ra để vá làm gì. Vì tiền vá cũng quá tội”, bà Hồng chia sẻ.  

Mỗi ngày, bà Hồng nhận ít nhất 10 đơn hàng chưa kể dịp lễ, Tết. Mỗi miếng vá sang sợi có giá từ 30.000 đến 50.000 đồng tùy độ phức tạp và to nhỏ. Bà cho biết, đây chính là nguồn thu nhập chính của gia đình. Bà cảm thấy may mắn vì ở tuổi này còn có công việc không mấy vất vả, ngồi một chỗ vẫn có thu nhập, lo cho cuộc sống. Vì vậy, bà không phải phụ thuộc vào con cái về kinh tế. 

“Đối với tôi, sang sợi không chỉ là nghề kiếm ra tiền mà còn là niềm vui tuổi già. Ngoài 70 tuổi còn được sớm tối ngồi đây hóng gió, có việc thì làm, lại được gặp người này người nọ, trò chuyện với họ, tuổi già của tôi trở nên vô cùng ý nghĩa”, bà nói.

Tuổi già sức cũng dần yếu, bà Hồng chỉ đau đáu việc truyền lại nghề cho con cháu. May thay, con dâu và cháu nội của bà cũng đang tập tành học và khá yêu thích công việc này.

Hiện trong căn nhà nhỏ chỉ có hai ông bà nương tựa vào nhau. Ông sức khỏe cũng đã yếu, tuổi cao nhưng vẫn giúp bà những việc nhỏ. Bà Hồng luôn cảm ơn cuộc đời, cảm ơn mẹ chồng đã cho mình công việc. Bà chỉ hy vọng sau này con dâu, cháu nội có thể tiếp tục nối nghiệp, giữ gìn những tinh hoa của gia đình. 

“Cháu ước bác chỉ mới 50 tuổi để làm lâu hơn nữa. Bác mà nghỉ, cháu khó tìm được người thợ giỏi, làm đẹp như bác lắm”. Có lần nghe khách nói như vậy, bà nghẹn ngào, xúc động, ước mình có thật nhiều sức khỏe để cống hiến, giữ nghề. 

Người thợ rèn bám nghề ở phố cổ Hà Nội nhờ một câu nói của bố

Người thợ rèn bám nghề ở phố cổ Hà Nội nhờ một câu nói của bố

Xã hội phát triển, những nghề thủ công cũng dần mai một. Tuy nhiên, giữa phố Lò Rèn đông đúc, người ta vẫn thấy một người đàn ông cần mẫn tay kìm, tay búa giữ gìn nghề rèn truyền thống cha ông để lại.
Tác Giả:Nhà cái uy tín
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái