Tác giả Nguyễn Hiếu Tín cho rằng,ếtnaykhácTếtxưalàbìnhthườlich thi dau liga theo quy luật chung, chúng ta không nên đòi hỏi Tết nay phải giống hệt Tết xưa, “bởi tất cả giá trị đều phụ thuộc vào 3 yếu tố: không gian, thời gian và chủ thể”.
Anh giải thích thêm, không gian Tết xưa là không gian văn hóa cổ truyền, mang tính chất làng xã, đó là tính chất nông nghiệp. Tết ngày nay đã có sự chuyển dịch từ làng xã sang văn hóa đô thị.
“Đồng thời, thời gian và chủ thể cũng hoàn toàn thay đổi, với tư duy người trẻ cách biệt nhiều so với thời của ông bà trước đây. Chính sự chuyển dịch của nền văn hóa công nghiệp đã làm xuất hiện văn hóa mang tính vật chất, thị trường ngày một nhiều hơn trước”, ThS Hiếu Tín nói.
Bạn đọc giao lưu, chia sẻ thêm về chủ đề Tết.
Trả lời câu hỏi, việc lì xì Tết ngày nay ít nhiều bị “biến tướng” do yếu tố vật chất chen vào, anh Tín chia sẻ, mặc dù chúng ta có rất nhiều phong tục vào ngày Tết, nhưng cứ nhắc đến Tết, trẻ em thường sẽ nghĩ ngay đến hai điều, đó là được mặc quần áo mới và được lì xì.
Nhưng như nói trên, văn hóa mang tính thị trường len lỏi vào đời sống khiến việc lì xì dần xa rời bản chất gốc.
Theo ThS Nguyễn Hiếu Tín, “lì xì” theo nghĩa gốc là “lợi thị”, tức sự biểu thị, tượng trưng cho lộc đầu năm mới. “Bao lì xì cũng thường có màu đỏ, hàm ý cầu chúc cho sự may mắn và cả tiền lì xì cũng dùng tờ tiền màu đỏ, hầu như không mấy chú trọng vào mệnh giá. Điều này trái ngược với ngày nay”, anh Tín bày tỏ.
Chính vì vậy, ThS Nguyễn Hiếu Tín cho rằng, tìm hiểu văn hóa, khơi dậy làn gió Tết xưa với những nét đẹp cần phát huy giúp cho Tết đẹp hơn. Anh chia sẻ niềm vui vì vài năm trở lại đây những người trẻ đã và đang bắt đầu mong muốn khôi phục lại phong vị Tết xưa.
“Đơn cử như việc các bạn tìm hiểu nhiều hơn về phong tục, các hoạt động truyền thống, những món ăn đặc trưng ngày Tết, cũng như phục dựng không gian văn hóa Tết, cách bày trí nhà cửa, thết đãi bàn lễ cúng kính…”, ThS Hiếu Tín cho hay.
Chia sẻ về cuốn sách mới của mình, tác giả cho biết, đã chắt lọc và cho ra đời Phong vị Tết, tâm hồn Việtvới những trang viết về phong tục, thú chơi, hương vị ngày xuân - góp phần nhỏ vào những hoạt động của ngày Tết, trong không khí rộn ràng đón chào năm mới Giáp Thìn 2024.
Đây cũng là cách anh mong muốn cùng người trẻ tìm kiếm, nhận diện và có cách nhìn phấn khởi hơn cho ngày Tết cổ truyền, mang đậm văn hóa con người Việt. Bạn đọc qua đó có thể hiểu hơn về câu đối Tết, thú chơi mai, thư pháp ngày xuân, tranh Tết, hương vị trà xuân, hương trầm ngày Tết, thú chơi cờ, hoa kiểng, ngoạn thạch, ông Địa vui xuân…
Đặc biệt, cuốn sách in màu, trang nhã, có thể là món quà Tết dễ thương để người yêu sách và thích Tết tặng nhau, giúp cho phong vị Tết lưu lại trong góc nhà của mình.
Tại buổi giao lưu, tác giả Nguyễn Hiếu Tín khẳng định, bên cạnh văn hóa Tết, thông điệp cốt lõi anh muốn chia sẻ chính là khi lòng nhẹ nhàng, bình yên thì Tết và mùa xuân không chỉ là một tháng, ba tháng mà là cả năm, miên viễn, hay đó chính là tâm xuân.
Dịp này, ThS Nguyễn Hiếu Tín còn làm ông đồ, tặng chữ cho độc giả, được mọi người hoan hỉ đón nhận.
Ngoài công việc chính, Trưởng bộ môn Du lịch trường ĐH Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hiếu Tín còn là tác giả sách, nhà sưu tập, thư pháp gia. Anh viết các đầu sách: Thư pháp là gì?(năm 2006, tái bản năm 2023 - NXB Hồng Đức), Tem thư - nghệ thuật và khoa học(NXB Thông tin và Truyền thông) và Cóc linh tuệ giác(NXB Tổng hợp TP.HCM).
Đón Tết Giáp Thìn, tìm hiểu về văn hóa tín ngưỡng dân tộcLà tựa sách phù hợp cho dịp Tết cổ truyền, cuốn ‘Thực hành văn hóa tín ngưỡng Việt Nam’ đào sâu vào các phong tục, tập tục thể hiện văn hóa tín ngưỡng của người Việt; giải thích cội nguồn, ý nghĩa và cách thực hiện, góp phần gìn giữ truyền thống. 顶: 64115踩: 694
评论专区