Tại Đại hội đồng cổ đông Thế Giới Di Động năm 2021,ÔngNguyễnĐứcTàiSẽlấylạingànhbánlẻvềchoViệvòng loại cúp úc ông Nguyễn Đức Tài - đồng sáng lập và Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động (MWG) - khẳng định mong muốn lấy lại ngành bán lẻ về cho Việt Nam trong 5-7 năm tới.
“Không có chuyện ai đó ở phương trời xa xôi đến đây múa rìu, thống trị ngành bán lẻ tại Việt Nam”, ông Tài nói.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động. (Ảnh: Hải Đăng) |
Cách đây 10 năm, việc mua một chiếc điện thoại hay TV tại Việt Nam rất khó khăn, có nguy cơ mua phải hàng nhập lậu, hàng trưng bày, nhưng hiện nay mọi việc đã dễ dàng, minh bạch hơn. Do đó, ông Nguyễn Đức Tài thể hiện mong muốn mở rộng để đưa mảng bán lẻ về tay người Việt.
Đến thời điểm hiện tại, hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh đã chiếm lĩnh thị trường bán lẻ công nghệ. Bách hoá Xanh đang được xem là động lực mới của tập đoàn MWG trong những năm tới.
Ông Trần Kinh Doanh, CEO của Bách hoá Xanh sẽ chịu trách nhiệm phát triển Bách hoá Xanh, dự báo cuối năm 2021 hệ thống này sẽ đạt doanh thu khoảng 30 ngàn tỷ đồng, vào top 3 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam gồm Co.op Mart và VinMart.
Nói về tốc độ phát triển của Bách hoá Xanh vài năm tới, ông Doanh khẳng định sẽ duy trì mức tăng trưởng 50-70% hàng năm. Kể cả đạt 30 ngàn tỷ, chuỗi này mới chỉ chiếm 10% thị phần bán lẻ hiện đại, do đó dư địa còn rất lớn.
Trong suốt các năm 2019, 2020, doanh thu Bách hoá Xanh năm sau luôn gấp đôi năm trước. Do đó, chuỗi này kỳ vọng trong vài năm tới mức tăng trưởng vẫn ở mức cao.
Bách hoá Xanh hiện có hơn 1.700 điểm bán, tập trung tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, với doanh thu trung bình 1,1 tỷ đồng/cửa hàng/tháng.
Không chỉ tập trung bán lẻ qua kênh cửa hàng truyền thống, Thế Giới Di Động khẳng định sẽ tập trung thêm vào mảng kinh doanh trực tuyến. Hai website Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh mới đây đã được đổi giao diện, chuẩn bị cho đợt phát triển mạnh về thương mại điện tử. Tập đoàn này cũng đang có kế hoạch ra mắt ứng dụng trên di động trong vòng 2 tháng tới.
Các hoạt động này nhằm phát triển hệ sinh thái bán lẻ đa dạng tại thị trường trong nước, bên cạnh kế hoạch vươn ra thị trường nước ngoài.
Do đang trong giai đoạn phát triển, ngành bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Mới đây, một tập đoàn của Hàn Quốc mua 16,26% cổ phần của Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce, đơn vị vận hành hệ thống Vinmart. Sắp tới, Masan lên kế hoạch đổi tên hơn 2.300 cửa hàng, siêu thị VinMart thành WinMart.
Trước đó, Tập đoàn Celtral Retail đã đổi tên 7 siêu thị Big C thành Tops Market và 5 đại siêu thị Big C thành GO!. Trong 5 năm tới, tập đoàn Thái dự định đầu tư 1,1 tỷ USD để mở rộng thị trường trên toàn quốc.
Phía Aeon Mall (Nhật Bản) dự kiến mở khoảng 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam từ nay tới năm 2025.
Theo thống kê của Bộ Công thương, doanh thu bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam năm 2020 đạt hơn 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Trên thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Vào năm 2016, thống kê cho rằng hơn 50% thị trường thuộc về tay các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), tính đến đầu 2021, cả nước có khoảng 1.085 siêu thị, 240 trung tâm thương mại và gần 2.000 cửa hàng tiện lợi. Trong đó, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chiếm khoảng 70-80% số điểm bán.
Hải Đăng
Nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam tiếp tục nhảy vào một lĩnh vực mới là bán xe đạp thể thao, xe đạp trẻ em.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)