Trần Minh Tiến (SN 2000) sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Châu Thành,ụbàvétsạchtúicònhơnnghìnđồngxincứucháurểgặptainạngiaothôket qua bong da uzbekistan tỉnh Sóc Trăng. Cuộc sống khốn khó khiến mấy anh em Tiến sớm phải nghỉ học để làm mướn mưu sinh, mỗi người một xứ. Tiền công ít ỏi chỉ đủ cho gia đình họ tự sống qua ngày, nhưng tai ương lại liên tiếp giáng xuống. 3 năm trước, mẹ của Tiến mất vì tai nạn giao thông. Mẹ mất chưa đầy 1 năm thì đến anh trai em cũng gặp tai nạn, bị chấn thương sọ não để lại di chứng nặng nề. Cha Tiến phải làm mướn trên Đồng Nai để lo tiền cứu chữa cho con trai lớn. Mấy năm nay, Tiến sống nương nhờ nhà vợ. Ở tuổi 22, em đã trở thành trụ cột kinh tế chính lo cho vợ trẻ và đứa con thơ dại. Vốn hiền lành, chịu khó nên em được cả gia đình nhà vợ thương xót, đáng tiếc chuyện không may lại tiếp tục xảy ra. Đầu tháng 7, trên đường đi làm về, Tiến bị tai nạn giao thông, bất tỉnh, may mắn được đưa đi cấp cứu kịp thời nên mới giữ được tính mạng. Sau nhiều ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy, em được chuyển qua Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp. Bác sĩ Hồ Hoàng Tuấn, Phó Trưởng Khoa Khoa Ngoại Chỉnh hình cho biết, Tiến được chuyển viện trong tình trạng gãy xương đùi, gãy xương gót chân, phần mềm bị hoại tử, đặc biệt là nơi gót chân. “Chúng tôi đã cắt lọc phần hoại tử, vết thương trên đùi đã ổn, nhưng phần gót chân thì vẫn còn nghiêm trọng. Bệnh nhân bị mất hết phần gót chân, còn có 1 lỗ bự. Sắp tới chúng tôi sẽ tiến hành ca mổ để tái tạo lại gót chân. Đợi điều trị hết phần mềm thì mới tiến hành xử lý tiếp phần xương”, bác sĩ Tuấn cho hay. Theo đánh giá của bác sĩ, thời gian để Tiến phục hồi còn khá dài, có thể mất 5-6 tháng. Nhưng điều kiện gia đình em lại vô cùng khó khăn. Suốt hơn 1 tháng nay, chỉ có một mình bà Nguyễn Thị Mười, bà ngoại của vợ Tiến ở bệnh viện chăm sóc. Năm nay đã 61 tuổi, xương khớp đau nhức, nhưng cả gia đình chẳng còn ai thay thế bà ở lại bệnh viện. Khi Tiến gặp nạn, bà Mười cũng đã hỏi vay khắp nơi được hơn 40 triệu đồng. Giờ đây, cả gia đình đang phải gắng sức làm mướn để có tiền trang trải viện phí và trả nợ. Riêng vợ của Tiến vừa đi làm công nhân, vừa bận chăm con nhỏ nên chẳng thể vào bệnh viện chăm sóc chồng. “Mới hôm rồi, em trai Tiến có vào thăm và đưa 3 triệu đồng. Thằng nhỏ khóc, van nài tôi đừng bỏ rơi anh nó. Bên nhà Tiến liên tiếp gặp nạn nên giờ khốn khổ quá, tôi cũng đâu có trách gì, chỉ lo chưa có tiền cho ca mổ sắp tới”, bà Mười giãi bày. Sau khi gặp nạn, do chấn thương nhẹ vùng đầu, từng có khoảng thời gian bà Mười bị thằng cháu rể “hành hạ” đến kiệt sức, cũng từng có ý định mặc kệ không lo, nhưng rồi bà lại chẳng nỡ. Thương hoàn cảnh tội nghiệp của Tiến, rồi lại thương gia đình nhỏ, đứa chắt còn quá non dại. Bà Mười giơ cái chân sưng phồng vì phải đi lại nhiều, rồi lại vét túi, xòe nắm tiền lẻ tổng cộng chỉ hơn 100 ngàn đồng. “Cũng may thỉnh thoảng có cơm chay từ thiện, phòng Công tác xã hội cho thêm mấy gói mì tôm, chứ không thì tôi chẳng còn gì ăn nữa. Tiền này để dành mua cơm cho thằng bé”, bà bày tỏ sự kiệt cùng. Biết nhà vợ đã chẳng còn cách nào xoay sở chi phí sắp tới khoảng 50 triệu đồng, Tiến khẩn khoản cầu xin cộng đồng giúp đỡ, để đôi chân em sớm lành lặn, trở về làm lụng phụ gia đình trả nợ.
|