Tại cuộc họp,àylàmviệcđầutiêncủatânBộtrưởngNguyễnKimSơtỷ lệ cược trực tuyến đại diện các bộ, ngành thảo luận, đánh giá về những điểm mới, những vấn đề cần rút kinh nghiệm qua kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, góp ý công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn rất được quan tâm. Việc phân cấp địa phương tổ chức kỳ thi, chịu trách nhiệm trực tiếp là chủ trương đúng đắn.
Theo ông Vinh, Bộ GD-ĐT cần hướng dẫn thật tốt, chi tiết các khâu. Đặc biệt, ngoài công tác thanh, kiểm tra chính thức, phải có kế hoạch đột xuất để phát hiện những trục trặc, vấn đề và xử lý kịp thời, nhanh chóng.
Ông Vinh cho rằng, về lâu dài, kỳ thi tốt nghiệp THPT phải làm sao giúp nâng cao chất lượng, giúp hệ thống giáo dục phát triển lành mạnh, bảo đảm quyền lợi được học lên bậc cao hơn của thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đình Nam/VGP |
Bộ trưởng GD-ĐT chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi
Các đại biểu cho rằng, cần tiếp tục phát huy những điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 như giao trách nhiệm trực tiếp cho các địa phương nhưng Bộ GD-ĐT và Bộ trưởng là người chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi; công khai học bạ; tổ chức chấm thi tập trung; đề thi vừa đáp ứng yêu cầu thi tốt nghiệp, vừa phân hoá, bảo đảm cơ hội vào đại học rộng mở cho tất cả thí sinh.
Bên cạnh đó, phải tiếp tục rà soát, cải tiến, rút gọn các khâu ra đề, tập huấn công tác coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra đến xử lý các vi phạm, tình huống phát sinh… làm sao vẫn đảm bảo nghiêm túc, trung thực, khách quan nhưng không gây căng thẳng, áp lực không cần thiết cho thí sinh và xã hội.
Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, ông sẽ quan tâm, trực tiếp làm việc với các cục, vụ, kiểm tra kỹ, rà soát tất cả các khâu để tránh sai sót, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới; bảo đảm an toàn từ chuẩn bị đề, chấm thi, xác nhận kết quả, công bố điểm, đăng ký xét tuyển…
“Kế hoạch tổ chức kỳ thi năm nay cần có phương án tổng thể, kịch bản, lực lượng thường trực hỗ trợ, cơ sở vật chất… để có thể ứng phó toàn diện, đầy đủ, hiệu quả, tình hình dịch bệnh cũng như tình huống thiên tai, bão lũ. Không chỉ giới hạn trong quy chế, Bộ GD-ĐT cũng sẽ xem xét, nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa, toàn diện cho thí sinh”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Đình Nam/VGP. |
Mặc dù Bộ GD-ĐT đã công bố quy chế thi, đề thi minh họa và cơ bản nhận được phản hồi tích cực của dư luận, song Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tiếp tục rà soát những chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo kỳ thi được tổ chức tốt, đặc biệt những gì liên quan đến việc đảm bảo quyền lợi của thí sinh tốt hơn.
Phó Thủ tướng dẫn chứng, việc cho thí sinh đổi nguyện vọng nhiều lần sau khi biết kết quả thi là một ví dụ cho cải tiến tốt. Nhưng, Bộ cần tiếp tục xem xét các quy định sao cho thuận lợi nhất.
Đối với công tác chuẩn bị đề thi, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ GD-ĐT tiếp tục hoàn thiện ngân hàng đề, bảo đảm trong tình huống xấu nhất dịch bệnh, thiên tai, có thể tổ chức thi nhiều đợt.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đình Nam/VGP. |
Phó Thủ tướng nêu rõ, một trong những bài học thành công của kỳ thi năm 2020 là quy định trách nhiệm rõ của Bộ GD-ĐT và các địa phương. Kỳ thi năm nay tiếp tục triển khai hướng đó và Bộ GD-ĐT tiếp tục chịu trách nhiệm toàn diện của kỳ thi.
Theo Phó Thủ tướng, gắn với việc tiếp tục giải pháp công khai điểm học bạ của các tỉnh, Bộ GD-ĐT phải có phân tích đánh giá, tỉnh nào chênh lệch điểm thi và học bạ để có sự uốn nắn, chấn chỉnh việc nâng điểm học bạ, không đúng thực chất năng lực của học sinh.
“Kế thừa kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, kỳ thi năm nay cần tiếp tục tạo điều kiện cho các thí sinh có cơ hội tham gia tối đa vào kỳ thi, tiếp tục vào học nghề, học đại học thuận lợi nhất”, Phó Thủ tướng nói.
Ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, có khoảng 87% thí sinh trúng tuyển đại học qua phương thức xét điểm thi tốt nghiệp và học bạ; 5,7% trúng tuyển các trường đặc thù như năng khiếu, nghệ thuật; 2,2% được tuyển thẳng, còn lại các phương thức tuyển sinh khác như tổ chức kỳ thi riêng, đánh giá năng lực... |
Thanh Hùng
Trả lời VietNamNet, tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đổi mới căn bản giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu. Song, việc cần làm tiếp còn rất nhiều.