Ứng dụng toàn diện CNTT, thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực đường bộ_barca vs betis
时间:2025-01-11 01:38:05 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết,ỨngdụngtoàndiệnCNTTthúcđẩychuyểnđổisốlĩnhvựcđườngbộbarca vs betis đề án tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin đối với lĩnh vực đường bộ, từ đó đề ra các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi sốtrong lĩnh vực đường bộ giai đoạn 2023 – 2025, định hướng đến 2030.
Với quan điểm ứng dụng toàn diện CNTT, thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực đường bộ theo nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực đường bộ từ trung ương đến địa phương nhằm duy trì, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại, bền vững.
Đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Đây vừa là yêu cầu của chương trình chuyển đổi số quốc gia phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ, vừa là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng để hình thành cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ đa mục tiêu, đa mục đích cho nhiều Bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt là phục vụ công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý nguội các vi phạm của các Sở GTVT.
Đề án đã xác định 28 nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện từ nay đến năm 2030 như: Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống kỹ thuật dùng chung; hoàn thiện hệ thống ứng dụng nội bộ; cung cấp dịch vụ công trực tuyến; ứng dụng CNTT, chuyển đổi số chuyên ngành; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số.
Theo đó, trong giai đoạn 2023-2025 đề án đặt ra một số mục tiêu: 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Đường bộ Việt Nam được quản lý theo dõi tiến độ xử lý trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ GTVT; tối thiểu 50% hồ sơ thủ tục hành chính được người dân và doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa.
100% dữ liệu kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Trung ương quản lý được thu thập và cập nhật vào CSDL để phục vụ công tác theo dõi, thống kê, xây dựng chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư công, phê duyệt dự án bảo trì; phấn đấu 100% hồ sơ hoàn công trong xây dựng, sửa chữa được cập nhật và số hoá; tối thiểu 10% khối lượng kế hoạch bảo trì được lập tự động thông qua CSDL trên hệ thống.
Đặc biệt, đề án cũng đặt mục tiêu kiểm soát tải trọng xe theo hướng tự động phát hiện vi phạm để phục vụ công tác xử phạt nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Để triển khai quyết định phê duyệt đề án, đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện Cục đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án giao.
Theo đó, sớm đưa các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực đường bộ.
Trước đó, tại Hội nghị 6 tháng đầu năm, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cho biết, thực hiện nhiệm vụ phát triển Chính phủ số, Cục đã duy trì 66 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 41 dịch vụ công toàn trình (mức độ 4) và 25 dịch vụ công một phần.
Đối với chuyển đổi số trong lĩnh vực đường bộ, Cục cũng đã hoàn thành xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) các lĩnh vực: Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ, quản lý giám sát hành trình phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện.
Ông Cường cũng cho biết, để tiếp tục thúc đẩy ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong lĩnh vực lĩnh vực đường bộ, song song với việc xây dựng đề án nêu trên, Cục cũng thúc đẩy các doanh nghiệp xã hội triển khai thực hiện chuyển đổi số.
Đơn cử như việc Cục phối hợp, hỗ trợ Tập đoàn Trí Nam, các nhà cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng triển khai thí điểm công nghệ AI trong nhận diện biển số, nhận diện xe tại các trạm thu phí, trạm kiểm soát tải trọng xe để phục vụ thu phí điện tử không dừng, giám sát doanh thu thu phí, kiểm soát tải trọng xe.
Vân Anh và nhóm PV, BTV猜你喜欢
- Hàng trăm nghìn người thiệt mạng vì làm việc nhiều giờ
- Bên trong câu lạc bộ xa xỉ chuyên phục vụ giới tinh hoa công nghệ ở San Francisco
- Tại sao game thủ lại ghét ngày quốc tế phụ nữ 8/3 đến thế?
- UFO khổng lồ hình kim cương xuất hiện trên biển
- Kết quả Crystal Palace vs MU, Kết quả bóng đá
- 'Sướng tê người' với nhận xét về U23 Việt Nam từ cư dân mạng Châu Á
- Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành CNTT tại Việt Nam giảm sức nóng trong quý IV/2017
- TV Samsung QLED và LG OLED khác nhau như thế nào?
- Alibaba giúp sinh viên Trung Quốc vượt “Vạn lý Tường lửa” để du học trực tuyến