Nghị quyết kêu gọi quân đội nước ngoài rút khỏi Iraq được quốc hội nước này thông qua hôm 5/1,ốnđuổilínhMỹnóidễhơnlàbarca vs betis được cho là sự đáp trả vụ Thiếu tướng quân đội Iran Qassem Soleimani cùng nhiều quan chức quân sự Iran và Iraq khác thiệt mạng trong vụ không kích do Mỹ thực hiện ở sân bay quốc tế Baghdad hôm 3/1.
Washington dường như không quan tâm tới nghị quyết nói trên. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên tiếng bảo vệ cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq rằng người dân nước này đang ‘tận hưởng’ điều này. “Chúng tôi tin tưởng người dân Iraq muốn Mỹ tiếp tục hiện diện tại đó, nhằm mục đích chống khủng bố”, RT trích lời ông Pompeo nói.
Thiếu tướng quân đội Iran Qassem Soleimani. Ảnh: Tehran Times
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Nicolas J.S. Davies lại nhận định, có vẻ như ông Pompeo quên rằng trên thực tế Washington đã tấn công các lực lượng quân sự Iraq, bởi trong số người thiệt mạng trong vụ không kích trên có cả Phó chỉ huy Abu Mahdi al-Muhandis thuộc Lực lượng Động viên Nhân dân (PMF), một trong những lực lượng then chốt của quân đội Iraq trong chiến dịch chống lại lực lượng khủng bố IS.
“Đó là một cuộc đối đầu giữa Chính phủ Iraq và chính quyền Mỹ. Mỹ đã tấn công lực lượng vũ trang Iraq, và đó là lý do việc Iraq đòi trục xuất quân đội nước ngoài. Chính quyền Iraq có tất cả quyền hạn để yêu cầu quân đội nước ngoài rời khỏi nước này, và nếu Mỹ chống cự lại yêu cầu đó, thì chúng ta sẽ được chứng kiến một ‘cuộc đối đầu lớn’”, ông Davies nói.
Theo ông Davies, động thái ám sát tướng Soleimani và các cộng sự của ông ta không chỉ là hành động bất chấp các quy tắc quốc tế một cách trắng trợn, mà điều này còn vi phạm thỏa thuận giữa chính phủ Baghdad và chính quyền Washington. Và việc thông qua dự luật trục xuất quân đội nước ngoài của Quốc hội Iraq không phải là điều đáng gây ngạc nhiên.
“Ở thời điểm này, Mỹ thực sự hành xử như một ‘quốc gia bất hảo’. Tất cả những hành xử đó là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế” ông Davies nói thêm, đồng thời đề cập tới việc sự hiện diện của lính Mỹ tại Iraq là do lời mời của chính phủ nước này.
Sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq dần gây sự khó chịu cho chính phủ sở tại. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, nhà phân tích chính trị Andre Vltchek tin rằng, quyết định của Quốc hội Iraq là một ‘sự phát triển to lớn’ cho việc tiến tới chấm dứt sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ không chỉ ở Iraq, mà còn trong toàn bộ khu vực.
“Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến quân đội Mỹ rời khỏi một quốc gia, chỉ vì quốc hội nước đó cho rằng đó là việc nên làm. Vậy nên sẽ rất khó cho Iraq để có thể ‘tống khứ’ quân đội Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khỏi nước này”, ông Vltchek nói.
Cũng theo ông này, Mỹ sẽ giở ra nhiều ‘mánh khóe’ để cố gắng ở lại Iraq. Chẳng hạn như điều quân tới khu vực lãnh thổ của người Kurd tại Iraq “như từng làm trong quá khứ”. Tuy nhiên, tình hình hiện nay khác xa so với hồi 2003, khi các thế lực địa phương dường như có sự đoàn kết đáng kể, và cái chết của tướng Soleimani có thể kích động sự đoàn kết hơn nữa.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc Michael Maloof lại nhận định rằng, các lực lượng địa phương Iraq hiện đã đủ khả năng để tự mình chống lại các mối đe dọa tới từ lực lượng khủng bố, và hiện lính Mỹ về cơ bản đang bị ‘tống cổ’ sau khi nhiệm vụ chống khủng bố đã hoàn thành. Nhưng chưa có điều gì đảm bảo quân đội Mỹ sẽ chịu rời khỏi Iraq, và khi điều này xảy ra thì Washington một lần nữa sẽ trở thành những kẻ ‘chiếm đóng’ Iraq.
“Hiện câu hỏi được đặt ra là nếu bị yêu cầu rời đi, quân đội Mỹ có rời khỏi Iraq?... Nếu họ không làm vậy, thì họ sẽ trở thành lực lượng chiếm đóng một lần nữa”, ông Maloof kết luận.