(BDO) Chiều 9-11,ămtổngdiệntíchđấtcầnthuhồichodựánlàtrêvdqg nhat ban ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp UBND tỉnh lần thứ 92 để thông qua một số nội dung về: Danh mục các dự án công trình phải thu hồi đất thực hiện trong năm 2016 tại các huyện, thị xã, thành phố (trong đó có các dự án sử dụng đất lúa); Kế hoạch bảo vệ môi trường 5 năm 2016-2020; Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2016. Theo các Nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua, trong năm 2015 có 329 dự án với tổng diện tích 1.517,51 ha sẽ được thu hồi đất để xây dựng các công trình theo kế hoạch được duyệt. Trong đó, số dự án đã và đang thực hiện là 161 dự án (chiếm 48,9% tổng số dự án) với tổng diện tích là 440,89 ha (chiếm 29,1% diện tích của tổng số dự án). Số chưa thực hiện là 161 dự án (chiếm 51,1% tổng số dự án) với tổng diện tích 1.076,62ha (chiếm 70,9% diện tích của tổng số dự án). Các công trình, dự án được HĐND tỉnh thông qua nhưng chưa được triển khai thực hiện trong năm 2015 nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn, tiến độ đầu tư chậm, phụ thuộc vào vốn ngoài ngân sách, bổ sung kế hoạch chậm. Trong năm 2015, có 22 công trình có sử dụng đất lúa được thực hiện với tổng diện tích sử dụng vào đất lúa là 46,37 ha. Qua rà soát cho thấy số dự án đã thực hiện là 6 dự án (chiếm 27,3% tổng số dự án) với tổng diện tích là 8,39 ha (chiếm 18,1%). Số chưa thực hiện là 16 dự án (chiếm 72,7% tổng số dự án) với tổng diện tích là 37,98 ha (chiếm 72,7%). Ngoài ra số diện tích đất lúa được hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi sang các mục đích khác có quy mô là 369,17 ha thuộc địa bàn của 8 huyện, thị, thành phố. Phần diện tích cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa này chủ yếu là để người dân cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ mục đích sử dụng là đất lúa sang các mục đích khác. Trên thực tế thì diện tích này đã chuyển sang đất phi nông nghiệp từ lâu, nhưng hồ sơ địa chính vẫn còn ghi là đất lúa. Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2016, tổng số dự án, công trình thuộc diện thu hồi đất phải trình HĐND tỉnh thông qua để thực hiện trong năm 2016 là 448 dự án với tổng diện tích đất cần thu hồi là 1.890,69 ha. Tổng số dự án, công trình có sử dụng đất lúa trong năm 2016 là 19 dự án với tổng diện tích 14,19 ha. Về công tác bảo vệ môi trường các đại biểu đánh giá, trong năm 2015, công tác này đã được thực hiện khá tốt. Các cơ sở gây ô nhiễm trong khu dân cư, các “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường đã được xử lý tốt; chất lượng các nguồn nước được cải thiện; các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường được thực hiện đạt kết quả cao. Mục tiêu tổng quát của công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 của Bình Dương là hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng Bình Dương trở thành nơi có môi trường sống tốt, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; kết hợp tốt các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, dự án phát triển; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường trong các khu dân cư, đô thị; quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, đất đai, khoáng sản; đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Để đạt mục tiêu tổng quát nói trên, Bình Dương cũng đã đề ra 10 mục tiêu cụ thể, trong đó nổi bật là các mục tiêu: Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để và đảm bảo không để phát sinh trường hợp phát sinh mới đạt 100%; tỷ lệ dự án đầu tư mới được bố trí phù hợp với quy hoạch và phải có hệ thống xử lý và bảo vệ môi trường đạt 100%; tỷ lệ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước tải đạt quy chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý, tiêu hủy đạt 95%; tỷ lệ chất thải y tế được thu gom, xử lý, tiêu hủy đạt 100%; tỷ lệ dân số trên địa bàn tỉnh được cung cấp nước sạch hoặc hợp vệ sinh đạt 100%... Nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 của Bình Dương là phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường; khắc phục ô nhiễm; cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 được cụ thể hóa thành danh mục 23 nhiệm vụ, đề án trọng tâm và danh mục 14 dự án ưu tiên đầu tư cần triển khai thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Theo đó, tổng vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 là 13.294 tỷ đồng. CAO SƠN |