“Tài mới” thường bối rối mỗi khi cầm vô lăng và tỏ ra mất bình tĩnh khi lên xe. Vậy làm gì để khắc phục tình trạng trên một cách hiệu quả nhất?ữngkinhnghiệmkhắccốtghixươngdànhchotàixếmớsoi keo ac “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” Trước hết, tài xế mới cần phải làm quen với xe để không bị bỡ ngỡ và hiểu được công dụng, chức năng của từng bộ phận trên ô tô. | Làm quen với xe. |
Những thao tác “số nguội” mà bất kì ai khi lần đầu bước lên cầm vô lăng cũng được học. Làm quen với côn, phanh, ga, cần số… Khi thuần thục những thao tác cơ bản này thì nên chuyển sang tìm hiểu những gì bạn thấy trước mặt ở bảng điều khiển trung tâm như: chỉnh vô lăng, cần xi-nhan, cần gạt nước, bật đèn xe… Trước khi chuyển bánh Trước khi bắt đầu một hành trình, hãy tập cho bản thân những thói quen tưởng chừng đơn giản nhưng lại đảm bảo an toàn. Đầu tiên, hãy thắt dây an toàn, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy hơi vướng một chút vì chưa quen. Nhưng nếu chẳng may xảy ra tai nạn mà có dây an toàn bảo vệ chắc chắn chấn thương sẽ giảm đáng kể. Sau đó, hãy chỉnh ghế ngồi sao cho phù hợp với tầm với của mình đến vô lăng và đảm bảo quan sát đường một cách tốt nhất. Khoảng cách lí tưởng giữa ngực với vô lăng khoảng 25 cm. Tuân thủ luật giao thông Luật giao thông sẽ giúp bạn có những lộ trình an toàn, tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo an toàn tốt nhất. Tuân thủ biển báo, làn đường, phần đường. Quan sát ở những nơi đường giao nhau, ở ngã ba, ngã tư. Tốt nhất là hãy nhường đường chịu khó đi chậm một chút vì mới lái nên cần tích lũy thêm kinh nghiệm. Chú ý sử dụng xi-nhan khi rẽ, nhập làn và vượt để đảm có những tín hiệu tốt nhất cho những xe đi xung quanh mình. Chậm nhưng chắc Đối với một người mới lái xe thì việc “chạy đua” trên đường là việc không nên một chút nào. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và giữ cho xe bền bỉ thì không nên tăng tốc đột ngột và tránh phanh gấp. Không đi xe quá nhanh để có thể xử lí tình huống bất ngờ trên đường. Giữ khoảng cách an toàn | Không nên vội vàng khi lái xe. |
Khi đi trên đường hãy luôn đảm bảo cho xe của bạn cách xe phía trước khoảng 100 mét, tài cứng thì họ thường thu hẹp khoảng cách này xuống 1 nửa, thậm chí nhiều hơn. Việc giữ khoảng cách an toàn như vậy sẽ giúp bạn xử lí tình huống tốt nhất khi xe phía trước phanh gấp. Đồng thời, căn những “vệ tinh” xung quanh, nhất là xe máy ở Việt Nam thường đi kiểu tạt đầu ô tô để nhoi lên phía trước. Tránh được những “hung thần xa lộ” này là bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều. Nguyên tắc 2 giây Tuyệt đối không được nhìn vào điểm gì đó quá lâu sẽ làm cho bạn không kịp trở tay với những tình huống bất ngờ. Nguyên tắc 2 giây này đặc biệt đúng khi đi trên đường cao tốc khi xe đi với tốc độ 60 km/h thì 2 giây đã lấy 35 mét quãng đường của bạn nên sẽ nguy hiểm với các tài xế mới. Quay đầu xe Ở Việt Nam đường xa đông đúc, phương tiện tham gia giao thông nhiều nên xe ô tô chỉ được quay đầu khi đến ngã ba, ngã tư, nơi có đường giao cắt hoặc biển báo quay đầu. Nên nhớ, quan sát phía trước, 2 gương chiếu hậu khi thấy đường thoáng rồi mới được quay đầu. Ngoài ra, kĩ năng lùi và ghép ngang xe cũng nên được luyện tập thuần thục nhất để có thể đưa xe “vào chuồng” một cách an toàn nhất. Lái xe mới nên không cần vội vàng, cứ từ từ rồi bạn sẽ thành “tài già”. (Theo NĐT) |