TheĐiệnBiênMónướcthầnkỳhàngtrămngườixếphànglấymỗingàkqbd u19 vno tìm hiểu của phóng viên, cụ Lò Văn Thanh, ở bản Cang Ná - người đã bước vào tuổi xưa nay hiếm thì mó nước này có từ rất lâu.
“Mó nước đấy trước đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cả bản chúng tôi, cũng không chắc về thời gian của nó nhưng nó ít nhất đã có từ thời trước chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Trước đây nhà nào cũng có 1 giếng nước, nhưng chỉ để tắm giặt, còn nước ăn thì cả bản đều ra mó lấy. Nước chảy quanh năm, không bao giờ đục, uống có vị ngọt.
Nhiều năm về trước, chỉ có người dân trong bản lấy, bây giờ thì người ngoài thành phố cũng đem cả xe ô tô vào lấy nước” - cụ Lò VănThanh cho biết thêm.
Mó nước tại bản Cang Ná, lúc nào cũng có rất đông người dân đến lấy nước.
Qua lời kể của các già làng thì vào những năm đầu thế kỷ 20, vùng lòng chảo Điện Biên có trận hạn hán nặng, nước ở các giếng quanh khu vực lòng chảo Điện Biên đều cạn khô, nhưng mó nước ở bản Cang Ná vẫn chảy. Mó nước trước đây nằm ở chỗ ruộng thụt, cả vùng lòng chảo hạn hán nhưng tại đây nước vẫn đùn lên trong mát.
Người dân quanh khu vực đào xuống khoảng 2m thì tia nước từ dưới lòng đất phụt lên, trong mát quanh năm.
Người dân trong thành phố Điện Biên Phủ và các vùng lân cận mang cả xe ô tô đến chở nước tại mó nước bản Cang Ná.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân ở trong thành phố cũng vào lấy nước về sử dụng, người thì mang xe máy, người thì mang cả ô tô vào lấy. Để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người vào lấy nước năm 2012, người dân bản Cang Ná đứng lên kêu gọi hiến đất mở đường và góp tiền lại xây lên mó nước như bây giờ.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Trình đội 2, xã Thanh Hưng kể: “Gần 20 năm nay ngày 1 lần tôi ra lấy nước tại mó này về nấu ăn. Cả nhà tôi như nghiện nước này, hôm nào mệt không đi lấy được, uống nước giếng khoan tại nhà không có vị ngọt của nước”.
Không kể thời tiết, kể cả ngày mưa, mó nước vẫn rất đông người đến lấy về sinh hoạt.
Theo cụ Thanh thì hàng ngày có rất nhiều người từ khắp nơi đổ về đây lấy nước. “Họ lấy không kể thời gian, nhưng đông nhất là buổi sáng và chiều tối. Có hôm cả đoàn xe máy đến hàng trăm chiếc, xếp hàng chờ đợi lấy nước, đến 22 giờ khu vực mó nước vẫn còn đông người” cụ Thanh cho biết.
Hàng loạt huyệt mộ được xây sẵn, chờ đón người nằm xuống. Đây là nghĩa địa xây trước, tồn tại gần 20 năm nay ở Vĩnh Phúc.
(责任编辑:World Cup)