发布时间:2025-01-10 11:07:37 来源:Betway 作者:Ngoại Hạng Anh
Hơn 60 quốc gia; cùng với Liên minh Châu Âu (EU); đại diện cho hơn 40% dân số thế giới và phần lớn GDP toàn cầu,ộtnămbầucửđầykịchtíbóng đá cúp pháp sẽ tổ chức các cuộc bầu cử trong 12 tháng tới. Từ Mỹ đến Anh, từ Ấn Độ đến Indonesia, và từ Nga đến EU, các cuộc bầu cử ở những quốc gia và khu vực này sẽ định hình cách thức hợp tác quốc tế cũng như xác định lại vai trò lãnh đạo trong cộng đồng quốc tế. Các tác động địa chính trị và kinh tế từ những cuộc cạnh tranh quyền lực này liệu có gây ra bất ổn lớn hơn cho một thế giới vốn đã không ổn định?
Châu Á
Cuộc bầu cử nhà lãnh đạo mới của Đài Loan (Trung Quốc) trong tháng 1/2024 sẽ là một trong những điểm nổi bật đầu tiên. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sắp hết nhiệm kỳ thứ hai; có 3 người có khả năng kế nhiệm bà. Thứ nhất là ông Lại Thanh Đức - phó lãnh đạo Đài Loan, thành viên đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP), ông Lại từng là thị trưởng Đài Nam - thành phố lớn thứ tư của Đài Loan. Thứ hai, ông Hầu Hữu Nghi, thành viên Quốc dân đảng (KMT), thị trưởng Tân Bắc. Thứ ba, ông Kha Văn Triết, người sáng lập đảng Nhân dân Đài Loan, cựu thị trưởng Đài Bắc. Kết quả bầu cử tại Đài Loan có thể tác động đến những căng thẳng cũng như hoạt động thương mại xuyên eo biển trị giá hơn 200 tỷ USD này.
Cả Pakistan và Ấn Độ đều hướng tới những cuộc bầu cử quan trọng, với người chiến thắng có khả năng định hình lại quan hệ quốc tế và thay đổi bối cảnh địa chính trị tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Mỹ và các đồng minh phương Tây đang hy vọng sẽ hợp tác với bất kỳ bên nào chiến thắng trong hai cuộc bầu cử này để củng cố quan hệ đối tác, như một phần của chiến lược chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga.
Sau khi trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, Ấn Độ sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào tháng 4 và 5/2024 để bầu ra 543 thành viên của Hạ viện Lok Sabha. Đảng Bharatiya Janata (BJP) dẫn đầu Liên minh Dân chủ Quốc gia, hiện nắm quyền chính phủ với hơn một nửa số ghế trong Hạ viện và do Thủ tướng Narendra Modi lãnh đạo. Ông Modi nhận được ủng hộ của phần lớn người dân Ấn Độ, với tỷ lệ ở mức cao gần nhất trong lịch sử là 78%, nhờ các thành tích lớn trong phát triển kinh tế, xã hội, cũng như triển khai chính sách chống tham nhũng hiệu quả. Kể từ khi ông Modi nhậm chức, Ấn Độ đã phát triển từ nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới lên nền kinh tế lớn thứ 5, và có khả năng lọt top 3 vào năm 2027. Mặc dù vậy, các đảng đối lập Ấn Độ cáo buộc đảng BJP của ông đang dung túng bạo lực chống lại cộng đồng thiểu số Hồi giáo ở Ấn Độ, và thúc đẩy Hindutva, một trường phái tư tưởng theo chủ nghĩa dân tộc Hindu.
Trong khi đó, Pakistan vẫn đang vật lộn với hậu quả của việc chính quyền cựu Thủ tướng Imran Khan bị lật đổ vào năm 2022, một diễn biến tiếp tục gây sức ép lên khắp xã hội và nền chính trị của quốc gia Nam Á này. Imran Khan, cựu vận động viên cricket nổi tiếng, lên nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2018 và đã tập trung chính sách đối ngoại vào việc thúc đẩy quan hệ tốt hơn với Ấn Độ và Trung Quốc. Tháng 4/2022, ông bị phế truất sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội và bị bắt vào tháng 5/2023 với cáo buộc tham nhũng, châm ngòi cho các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng chục triệu người diễn ra khắp Pakistan. Quốc hội Pakistan giải tán vào tháng 8/2023 trước khi cuộc bầu cử được dự kiến diễn ra vào tháng 11 cùng năm. Tuy nhiên, tranh chấp về ranh giới của một số khu vực bầu cử đã khiến Ủy ban bầu cử Pakistan phải hoãn cuộc tổng tuyển cử đến ngày 20/2/2024.
Châu Âu
Tại châu Âu, chiến thắng của nghị sĩ Geert Wilders thuộc Đảng Vì Tự do (PVV) tại Hà Lan, một quốc gia vốn được coi là xã hội cởi mở và khoan dung nhất châu Âu, cho thấy tư tưởng cực hữu đã trở thành xu hướng chủ đạo trong chính trị châu lục này. Không còn nằm ngoài rìa chính trị nữa, các đảng cực hữu tại châu Âu sẽ có cơ hội thắng cử không kém gì các đảng chính thống. Trong những năm gần đây, phe cực hữu châu Âu đã đẩy mạnh vận động với luận điệu chống Hồi giáo và chống người di cư – hai vấn đề đã giúp các đảng này trỗi dậy trong những năm 2000 và 2010 – và đã thay đổi cách tiếp cận của họ để tập trung vào các vấn đề trong nước. Những vấn đề này bao gồm khủng hoảng nhà đất và bất bình đẳng kinh tế ở các quốc gia như Italia, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, và Hà Lan, giúp họ đạt được những thắng lợi lớn trong các cuộc bầu cử gần đây.
Do vậy, các đảng chính thống đang chuẩn bị cho sự trỗi dậy tiềm tàng từ phe cực hữu trong cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu, đáng chú ý là phe Dân chủ và Bản sắc (Identity and Democracy) theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu với mục đích làm suy yếu hay gỡ bỏ các thể chế của Liên minh Châu Âu (EU). Các cuộc thăm dò trên khắp châu Âu, từ Lisbon đến Amsterdam, đều cho thấy rằng phe trung hữu – như Đảng Nhân dân Châu Âu (EPP) – sẽ tiếp tục giữ vị trí là khối lớn nhất. Mặc dù vậy, các dự đoán hiện nay cho thấy nhóm này có khả năng sẽ mất vị thế trong một Hạ viện mới được mở rộng lên 720 số ghế với sự trỗi dậy của phe cực hữu. Các đảng cánh hữu như của Giorgia Meloni ở Italia, Viktor Orban ở Hungary, và Marine Le Pen tại Pháp, sẽ giành được nhiều ghế hơn trong cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6/2024.
Đầu tháng 12/2023, Thượng viện Nga đã bỏ phiếu ấn định ngày tổ chức bầu cử Tổng thống tiếp theo của đất nước vào tháng 3/2024, một cuộc bầu cử gần như chắc chắn sẽ đưa Tổng thống Vladimir Putin tới nhiệm kỳ thứ năm của ông. Gần như không có ứng cử viên nào tại Nga có thể sánh ngang với tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Putin, mà theo trung tâm Levada, một cơ quan thăm dò độc lập hàng đầu Nga, đang ở mức cao gần kỷ lục là 85% tính đến tháng 11/2023. Chiến dịch quân sự tốn kém của Nga tại Ukraine, cũng như cuộc nổi dậy bất thành vào tháng 6/2023 của Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh nhóm Wagner, dường như không có ảnh hưởng gì đến hình ảnh của ông Putin trong con mắt người dân Nga.
Đây cũng sẽ là lần đầu tiên cư dân của các vùng Donetsk, Luhansk, Zaporizhia, và Kherson tham gia bỏ phiếu. Gần hai năm sau khi bắt đầu xung đột với Ukraine, nền kinh tế Nga đã vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây để tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Nga cũng không còn phụ thuộc vào mối quan hệ thương mại năng lượng với châu Âu sau khi cuộc chiến tại Ukraine cắt đứt hoàn toàn nguồn thu này, bắt buộc Nga phải đa dạng hóa nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng trong hai năm qua, và Moscow đã thành công trong việc vượt qua thử thách này.
Tại Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng đang cân nhắc các ưu và nhược điểm trước quyết định liệu có tổ chức bầu cử tổng thống. Sau khi xung đột với Nga bắt đầu, Ukraine đã ban bố thiết quân luật cấm tổ chức bầu cử, và các nhà quan sát vẫn chưa xác định liệu cuộc bầu cử này có diễn ra trong năm 2024 hay không. Chính ông Zelensky từng nói rằng các cuộc tranh luận về việc tổ chức bầu cử hay không là “vô trách nhiệm” khi đất nước tiếp tục bị mắc kẹt trong chiến sự với Nga.
Châu Phi
Châu Phi sẽ là lục địa có nhiều cuộc bầu cử nhất, với cử tri tại 18 trong số 54 quốc gia tại châu lục này dự kiến sẽ bỏ phiếu trong năm 2024. Mặc dù vậy, nhiều người dân tại đây đã mất hy vọng vào khả năng lãnh đạo của những nền dân chủ đi theo phong cách phương Tây. Các cuộc đảo chính đang trở nên phổ biến hơn – 9 chế độ quân sự đã giành được quyền lực bằng vũ lực kể từ năm 2020. Các cuộc thăm dò trên khắp châu lục cho thấy ngày càng nhiều người châu Phi sẵn sàng sống dưới chế độ của chính phủ quân sự để thoát khỏi vòng luẩn quẩn bất an của xã hội.
Giống như Pakistan và Ấn Độ, kết quả của những cuộc bầu cử tại châu Phi sẽ có tác động lớn đến cuộc chiến giành ảnh hưởng giữa các nước lớn tại lục địa đang phát triển này. Mỹ và các đồng minh phương Tây đang thua trong cuộc chiến này trước nguồn đầu tư dồi dào đến từ Trung Quốc và Nga. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng của các tổ chức đa phương đang hoạt động tại đây trong việc bảo vệ quyền cai trị dân sự và ngăn chặn các cuộc đảo chính trong tương lai.
Mali và Chad, cả hai đều đã nằm dưới sự cai trị của quân đội kể từ các cuộc đảo chính trong ba năm qua – đều tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2024. Chính quyền Mali ban đầu ấn định tháng 2/2024 tổ chức bầu cử nhưng đã hoãn lại, trong khi ngày bầu cử tại Chad vẫn chưa được công bố. Nếu những cuộc bầu cử này diễn ra, điều đó có thể khuyến khích các quốc gia châu Phi khác cũng từng trải qua đảo chính gần đây quay trở lại chế độ dân chủ, bao gồm Niger, Gabon, và Sudan. Nếu không, điều đó sẽ cản trở những nỗ lực kéo dài nhiều năm của ECOWAS và Liên minh Châu Phi nhằm khôi phục quyền lãnh đạo dân sự ở các quốc gia này, cũng như làm suy yếu tính hợp pháp của cả hai tổ chức.
Cuộc bầu cử tại Nam Phi sẽ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế. Đảng ANC đang nắm quyền đã thiết lập quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc và Nga như một phần của liên minh BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi). Nền kinh tế Nam Phi đã tụt hậu dưới sự quản lý yếu kém của ANC, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và trì trệ tại một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi. Nhiều nhà quan sát dự đoán rằng đây có thể là lần đầu tiên ANC có nguy cơ mất đa số ghế kể từ khi Nam Phi kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1994, cùng năm Nelson Mandela của chính đảng ANC trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.
Mỹ
Cuối cùng, cuộc bầu cử sẽ thu hút sự chú ý toàn cầu sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Mỹ, với tất cả dấu hiệu hướng tới một cuộc tái đấu giữa Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump. Bất chấp các thử thách trong xã hội và nền kinh tế Mỹ, vấn đề chính trong cuộc bầu cử này sẽ không chỉ liên quan đến kinh tế hay chính sách đối ngoại, mà còn là liệu một trong hai ứng cử viên có phù hợp để đảm nhiệm vị trí này hay không.
Bên cạnh những vấn đề pháp lý của ông Trump, 73% người dân Mỹ tin rằng Tổng thống Biden đã quá già để tái tranh cử, theo một cuộc thăm dò của Wall Street Journal hồi tháng 8/2023. Dưới chính quyền Biden, cuộc thăm dò này cho thấy hơn 2/3 số cử tri quốc gia tin rằng Mỹ đang đi sai hướng. Bất chấp một thị trường lao động mạnh mẽ, tiền lương tăng, lạm phát giảm bớt và niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, tâm trạng của cử tri Mỹ vẫn chưa cải thiện so với những năm Mỹ trải qua dịch COVID-19. Cuộc thăm dò của Wall Street Journal cũng cho thấy 58% số người được hỏi nghĩ rằng nền kinh tế đã trở nên tồi tệ hơn trong hai năm qua.
Về phía Trump, ông chưa bao giờ thừa nhận thua cuộc trong cuộc bầu cử năm 2020 và tiếp tục tuyên bố có gian lận trong bỏ phiếu, thề sẽ trừng phạt những người phản đối nếu ông trở lại nắm quyền. Điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng sự thù địch chính trị tại Mỹ có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến bạo lực và tình trạng bất ổn xã hội trong những tháng trước và sau cuộc bầu cử.
Bất chấp những vấn đề này, trong 6 tháng qua, cả Tổng thống Biden và ông Trump đều không chỉ thành công trong việc duy trì mà còn củng cố vị thế dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh bầu cử sơ bộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, vượt xa những ứng cử viên như Robert F. Kennedy Jr và Ron DeSantis. Nếu cả hai ứng cử viên đều có thể duy trì vị thế lãnh đạo trong đảng của mình, thì gần như chắc chắn Mỹ sẽ chứng kiến một cuộc bầu cử Tổng thống sát nút lần thứ ba liên tiếp. Cách người Mỹ bỏ phiếu vào tháng 11/2024 sẽ gửi đi một thông điệp về định hướng tương lai của cường quốc số một thế giới, khả năng phục hồi của các thể chế chính trị Mỹ, và vai trò của nước Mỹ trong chính trị toàn cầu.
Top 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023Chiến sự Nga - Ukraine chưa hạ nhiệt, xung đột Israel - Hamas bùng phát, căng thẳng Mỹ - Trung Quốc, NATO kết nạp thêm thành viên, thảm họa động đất Syria – Thổ Nhĩ Kỳ... là những sự kiện đã tạo nên một năm 2023 đầy biến động.相关文章
随便看看