当前位置:首页 > Thể thao

Bloomberg: YouTube nhiều năm ngó lơ video độc hại để tăng người dùng_link vào fabet

Theềunămngólơvideođộchạiđểtăngngườidùlink vào fabeto báo cáo của Bloomberg, trong nhiều năm qua, YouTube đã phớt lờ những lời cầu khẩn của nhân viên về việc giải quyết và gỡ bỏ các video mang tính đầu độc trên kênh vì họ cho rằng nó không nằm trong chiến lược thúc đẩy số lượng người xem.

Theo hơn 20 người đã hoặc đang làm việc cho YouTube, các nhân viên từng đưa ra rất nhiều lời đề xuất để hạn chế sự lan truyền của các video có nội dung gây rối, cực đoan hoặc thuyết âm mưu, nhưng các nhà lãnh đạo chỉ quan tâm đến việc làm sao cho số lượt xem ngày càng tăng lên.

Một cựu kỹ sư của Youtube, vào năm 2016, đưa ra một đề xuất để kiểm soát những video có nội dung gây hại là nếu tiêu đề của chúng chứa những từ ngữ cấm, vi phạm trên nền tảng làm sẵn thì sẽ bị loại ngay ra khỏi trang đề xuất.

Những người này cho biết YouTube đã từ chối đề xuất đó và thay vào đó tiếp tục đề xuất các video cho người xem bất kể nội dung của chúng gây tranh cãi như thế nào. Theo lời của các nhân viên, mục tiêu nội bộ là làm sao để đạt 1 tỷ giờ xem mỗi ngày.

Kỹ sư này của YouTube cũng chia sẻ với Bloomberg rằng: “Tôi có thể dõng dạc nói rằng họ đã sai rồi.” (Và mãi cho đến tháng 1/2019, YouTube mới thực hiện chính sách quản lý video tương tự như những gì anh ta đề xuất trước đó.)

Bloomberg: YouTube nhieu nam ngo lo video doc hai de tang nguoi dung hinh anh 1
Những video có nội dung phản cảm như đốt xe máy của Khá Bảnh không được YouTube ngăn chặn. 

Ngoài bộ phận kiểm duyệt, các nhân viên không được phép tìm kiếm các video mang tính đầu độc trên YouTube, vì các luật sư cho biết rằng công ty sẽ phải chịu trách nhiệm lớn hơn về pháp lý nếu bị phát hiện ra bằng chứng cho thấy nhân viên biết và che giấu các video đó tồn tại trên kênh.

Đã có ít nhất năm nhân vật cấp cao bị sa thải khỏi YouTube vì không tuân thủ theo quy định trên.

Theo lời một cựu nhân viên khác, Giám đốc điều hành YouTube, bà Susan Wojcicki, sẽ không bao giờ giải quyết vấn đề này một cách triệt để vì bà cho rằng việc chính của mình là điều hành công ty chứ không phải việc xử lý các video có thông tin sai lệch và nội dung nguy hiểm.

Phát ngôn viên của YouTube cho biết công ty đã bắt đầu hành động vào cuối năm 2016 cũng như gỡ bỏ các kênh quảng cáo chứa nội dung gây hại trong năm 2017. Tuy nhiên, đến tận cuối năm cuối năm 2017, vẫn chỉ có chưa đầy 20 nhân viên nằm trong nhóm “đáng tin cậy và an toàn” cho việc kiểm duyệt video trong đội ngũ của họ.

Năm 2018, YouTube đã cố gắng hạn chế lan truyền tin tức và âm mưu giả mạo trên nền tảng kênh của mình bằng một hộp thông tin và đến năm nay thì hộp thư này đã bắt đầu lọc ra được những quảng cáo mang nội dung độc hại.

Tuy rằng ngay cả khi YouTube có thể ngăn chặn việc các video mang tính gây hại lan rộng trên kênh của mình nhưng cuối cùng họ vẫn phải vật lộn với vấn đề cốt lõi nằm ở khâu kiểm duyệt nội dung vì nội dung độc hại vẫn tràn lan trên trang web của họ.

分享到: