Cơ quan Các vấn đề Người tiêu dùng của Nhật Bản (CAA) cho biết trong 2 tuần qua,áthiệncabệnhliênquanloạithựcphẩmchứcnăngcủaNhậtlbd các doanh nghiệp đã báo cáo 117 trường hợp bất ổn sức khỏe liên quan đến 18 loại thực phẩm chức năng.
Kết quả này được đưa ra sau khi CAA gửi thông báo tới các doanh nghiệp vào ngày 28/3, yêu cầu khai báo những mối nguy hiểm sức khỏe liên quan đến sản phẩm của họ.
Đến ngày 11/4, CAA nhận được phản hồi cho hơn 5.500 sản phẩm từ gần 1.400 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ phản hồi gần 82%. TheoNIA, các bệnh nhân chủ yếu có triệu chứng nhẹ như tiêu chảy, phát ban, một số phải nhập viện, không ghi nhận ca tử vong.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng không tiết lộ tên 18 sản phẩm này vì chưa xác lập được mối quan hệ nhân quả giữa chúng và các tác dụng phụ. CAA đang có kế hoạch phân tích chi tiết với sự giúp đỡ của chuyên gia y tế và sẽ công khai kết quả.
Trước khi nhận được báo cáo, CAA không hề hay biết về những ca bệnh trên. Các doanh nghiệp liên quan cho rằng hầu hết vụ việc đều có tính chất nhẹ và không có mối quan hệ rõ ràng giữa sản phẩm và tác hại tới sức khỏe.
Các trường hợp tử vong gần đây liên quan đến sử dụng sản phẩm chứa gạo men đỏ của hãng dược Kobayashi đã thúc đẩy cuộc điều tra kinh doanh thực phẩm chức năng ở Nhật.
Theo Bộ Y tế Nhật, tới ngày 14/4, đã có 5 trường hợp tử vong, 231 ca nhập viện có liên quan đến thực phẩm chức năng của Kobayashi. Axit puberulic - hợp chất tự nhiên sinh ra từ nấm mốc xanh - đã được phát hiện trong các sản phẩm của hãng dược này.
Kobayashi đã chần chừ khoảng hai tháng mới báo cáo các trường hợp mắc bệnh thận và mối liên hệ nghi ngờ đến sản phẩm của mình với Chính phủ Nhật.
TheoKilala, người tiêu dùng ở Nhật Bản đang có tâm lý e ngại thực phẩm chức năng do sự cố nghiêm trọng sau khi dùng sản phẩm chứa men gạo đỏ của Kobayashi. Trong tuần đầu tháng 4, doanh số giảm 11%.
“Tôi từng tích cực mua thực phẩm chức năng nhưng bây giờ tôi hơi lo lắng, nên gần đây tôi đang dừng mua”, khách hàng Mai Yoshida (Tokyo) cho biết.
(责任编辑:Cúp C2)