Năm 2019 được xem là năm khó nhất đối với toàn doanh nghiệp bất động sản. Những vướng mắc đến từ việc lấn cấn pháp lý,ùaTếtảmđạmcủanhiềudoanhnghiệpbấtđộngsảkqbd hamburger nhiều loại hình khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, các dự án vướng đất công, vi phạm TTXD rồi đứng im tại chỗ khiến thị trường toàn TP.HCM rơi vào thế ảm đạm chưa từng có trong vòng 5 năm trở lại đây.
Theo ghi nhận, ngoài một số doanh nghiệp bất động sản lớn vẫn có lượng giao dịch tương đối thì các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập hoặc các sàn giao dịch đều rơi vào thế ảm đạm khi lượng giao dịch bị giảm xuống hơn 60% so với các năm trước.
Nếu như trong năm 2017, 2018 giai đoạn áp Tết là thời gian nhà đầu tư đổ xô đi mua bất động sản để dành chờ sang năm bán kiếm lời thì năm nay toàn thị trường đều khan hiếm nguồn hàng. Nhà đầu tư e ngại xuống tiền vào các dự án đã mở bán từ lâu nhưng chậm tiến độ, những dự án cũ thì mức chênh lệch đã cao nên rơi vào trạng thái “ế khách”. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cả năm không có dự án ra hàng. Tình hình hoạt động cả năm vốn đã ảm đạm thì đến sát Tết Nguyên Đán lại càng khó khăn hơn.
Khảo sát qua một số công ty địa ốc khá có tiếng trên thị trường, PV đều nhận được những câu trả lời ngắn gọn cùng những tiếng than ngắn thở dài. Trong khi đó, một số doanh nghiệp, sàn giao dịch nhỏ đã cho nhân viên nghỉ Tết sớm trước cả tháng để tiết kiệm chi phí.
“Có gì mà chia sẻ đâu em ơi, năm nay toàn thị trường đều ảm đạm. Các doanh nghiệp thì tính kế chuyển qua kinh doanh mặt hàng khác cả rồi. Dự án không triển khai được thì lấy gì mà bán, lấy gì mà nuôi quân. Công ty tôi cho cho nhân viên nghỉ Tết sớm cả tháng nay rồi”, lãnh đạo một công ty môi giới chia sẻ.
Khảo sát qua một số sàn giao dịch trên địa bàn TP.HCM, tình trạng giao dịch ảm đạm. Số khách đến hạn chế, nhân viên ngồi chơi xơi nước vì không có hàng để bán. Các sàn này cho biết lượng hàng bán ra trong năm chủ yếu là các dự án cũ, bây giờ bán với giá sang nhượng thứ cấp nhưng khách hàng thì không mấy mặn mà với phân khúc này. Do đó, các sàn chỉ hoạt động cầm chừng. Sàn nào ế ẩm quá thì cứ ngày đóng cửa, ngày mở cửa để duy trì, chờ đợi thị trường được khai thông trong năm tới.
Một mùa Tết thất thu của toàn thị trường
Trong khi đó, các sàn giao dịch những năm trước đều tổ chức các chương trình tri ân khách hàng rầm rộ thì năm nay cũng khá im ắng. Ngoài một số sàn giao dịch lớn thì các sàn nhỏ, các công ty mới gia nhập thị trường đều ghi nhận tình hình kinh doanh ảm đạm.
“Công ty em cho nhân viên nghỉ chơi cả mấy tháng nay. Sếp vẫn có lòng muốn giữ người nên tự lấy tiền túi ra trả lương nhưng nếu cứ thế này mãi thì không ổn chút nào. Nếu đến đầu năm sau mà tình hình không khả quan thì có lẽ em cũng phải chuyển sang nghề khác để làm”, môi giới ở một sàn giao dịch trên địa bàn TP.HCM chia sẻ.
Doanh nghiệp bất động sản hoạt động cầm chừng chờ thị trường được khai thông
Tình hình kinh doanh ế ẩm khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng khổ sở khi không đủ chi phí thưởng Tết rình rang cho nhân viên như mọi năm. Một số doanh nghiệp bất động sản cắt giảm nhân sự, cắt giảm thưởng Tết, thậm chí là không thưởng Tết mà chỉ tặng một số quà cáp cho nhân viên về quê đón Tết.
Thời điểm Tết Nguyên Đán sắp đến gần, nhiều doanh nghiệp đã tổng kết hoạt động kinh doanh sớm, tập trung triển khai các chương trình Tết, các hoạt động từ thiện để xây dựng thương hiệu. Phần đa các doanh nghiệp đều hy vọng sau Tết thị trường sẽ có những dấu hiệu tích cực trở lại thì mới có thể đi tiếp.
Tuy nhiên, theo ghi nhận nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đuối sức bởi phải gồng lên gánh lỗ trong suốt cả một năm. Trong tình thế này, một số chuyên gia nhận định nếu doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập không đủ sức chống chọi với rủi ro sẽ phải sớm rời cuộc chơi.
Chia sẻ về vấn đề này, một lãnh đạo doanh nghiệp ở TP.HCM cho biết: “Tôi chưa thấy năm nào thị trường khó khăn như năm nay. TP.HCM thì giờ đứng hoàn toàn rồi, các ông lớn thì đã chạy ra các tỉnh thành phố khác như Quy Nhơn, Phan Thiết... để khai thác nhưng cũng không khả quan mấy. Thị trường giờ khó khăn quá. Riêng công ty tôi cả năm không làm được dự án nào, muốn trụ lại thì phải gánh lỗ, có điều không biết là trụ được thêm bao lâu”, vị này nói.
Khánh Hòa
Thị trường có biến, hàng nghìn căn condotel theo Cocobay xin thành chung cư
- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ đang tiếp nhận rất nhiều dự án đề nghị điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thậm chí điều chỉnh từ condotel sang nhà ở lên tới hàng chục nghìn căn.