Khi chuyển về căn hộ mới và phải thay đổi nội thất,àmmớikhônggiansốngbằngsảnphẩmcôngnghệbảng xếp hạng villarreal gặp real sociedad gia đình bà Minh Anh (32 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) ưu tiên các sản phẩm theo xu hướng "tàng hình". Như chiếc TV gắn lên tường, khi không sử dụng có thể biến thành khung tranh, tối ưu diện tích sử dụng mà không cần thêm mua món trang trí nào khác. Một số hãng TV còn đính kèm chân đế giống khung tranh, để phòng khách trở thành nơi trưng bày nghệ thuật. Tuệ Minh (27 tuổi, quận 8, TP HCM) thích sơn lại tường mỗi dịp năm mới nên ưu tiên mua cho gia đình sản phẩm dễ tùy chỉnh thiết kế. Ví dụ tủ lạnh có nhiều model, cho phép thay đổi màu sắc. Khi Minh sơn lại tường, cô cũng sẽ chọn lại màu của tủ nhằm tạo sự đồng điệu toàn không gian. Thạc sĩ, kiến trúc sư Phan Mạnh Hà cho biết khi thiết kế nội thất, ông rất chú trọng hệ thống kỹ thuật, điện, đồ gia dụng và an ninh. Bởi ngoài việc đáp ứng nhu cầu thường nhật, một chi tiết thêm vào có thể thay đổi cả bố cục đã định sẵn. Các sản phẩm công nghệ mà ông lựa chọn thường mang đặc điểm: tối giản, nhỏ gọn, đa năng, có thể kiêm luôn chức năng trang trí. Ông Hoàng Việt Anh - Tổng giám đốc FPT Telecom đánh giá, xu hướng biến đồ công nghệ thành món trang trí nội thất không mới nhưng gần đây có xu hướng gia tăng, đến từ nhu cầu cuộc sống ngày một nâng cao. Năm qua, nhiều ông lớn điện tử trên thế giới như Samsung, LG, Sony... liên tục cho ra mắt phân khúc bespoke (thiết kế riêng) để người dùng tùy biến theo không gian, thay đổi kích thước lẫn màu sắc, công năng... Còn tại FPT Telecom, có thể lấy ví dụ bằng FPT Camera - sản phẩm ra mắt cách đây ba năm, đến nay người dùng đã có thêm những yêu cầu cao hơn về tính năng lẫn thẩm mỹ. "Từ đó, chúng tôi quyết định thay đổi chiến lược và đưa ra khái niệm 'nghệ thuật chạm công nghệ' ở các dòng sản phẩm mới ra mắt thị trường. Sản phẩm mang các tiêu chí mới, mà trong đó hai thành phần quan trọng nhất là: thiết kế tối giản ambient và công nghệ AI - cloud", ông Việt Anh nói. |