当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Liệu cái đẹp và cái tốt có phải là một?_keocopa 正文

Liệu cái đẹp và cái tốt có phải là một?_keocopa

来源:Betway   作者:Cúp C2   时间:2025-01-11 03:19:43

Nhã Nam vừa ra mắt cuốn bách khoa thưLịch sử cái Đẹpcủa nhà văn,ệucáiđẹpvàcáitốtcóphảilàmộkeocopa triết gia, nhà ký hiệu học lừng danh Umberto Eco. 

Trong cuốn bách khoa thư đồ sộ với hơn 200 bức tranh và tiểu hoạ, hơn 50 tác phẩm điêu khắc, bình gốm cùng rất nhiều hình ảnh tái hiện các công trình kiến trúc, khảo cổ, nghệ thuật thời trang, độc giả còn bắt gặp một khối lượng lớn những bài luận của Eco, các trích dẫn tác phẩm văn học, nghị luận, triết học, âm nhạc và khoa học với nỗ lực kiến giải phạm trù cái đẹp đa diện nhất. 

Hiếm có một cuốn sách nào có thể cắt nghĩa được phạm trù cái đẹp tỉ mỉ và cẩn trọng như công trình của Umberto Eco. Từ những câu chữ đầu tiên, ông đã đặt cho độc giả của mình một câu hỏi: Liệu cái đẹp và cái tốt có phải là một?Đành rằng giữa đẹp và tốt tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau của con người, nhưng hai khái niệm này lại không thực sự đồng nghĩa. Hay nói cách khác, tốt là những điều chúng ta muốn có cho bản thân, trong khi đẹp là không mang trong mình sự tư hữu đó. 

Đi ngược lại những khuôn mẫu cơ bản nhất của con người cho rằng cái đẹp có liên quan mật thiết đến nghệ thuật, thậm chí nghệ thuật đại diện cho cái đẹp, Umberto Eco khẳng định mối quan hệ này “hoàn toàn không hiển nhiên như chúng ta nghĩ”. Dù vậy, lý do cuốn sách Lịch sử cái đẹplại sử dụng phần lớn dẫn chứng minh họa là các tác phẩm nghệ thuật là bởi trong nhiều thế kỷ qua, chính các nghệ sĩ, nhà thơ, tiểu thuyết gia là những người nói cho chúng ta biết cái gì được họ coi là đẹp, và họ cũng để lại dẫn chứng về chúng. 

Cái đẹp chưa bao giờ là tuyệt đối và bất biến mà mang nhiều diện mạo khác nhau tùy thời kỳ lịch sử và tùy quốc gia. Điều này được áp dụng không chỉ cho cái đẹp hình thể (của đàn ông, phụ nữ hay phong cảnh thiên nhiên) mà cả cái đẹp tâm linh, ý niệm, Đấng cứu thế hay thần thánh. Bởi vậy, theo dòng thời gian, cuốn bách khoa thư Lịch sử cái đẹp của Umberto Eco sẽ đưa độc giả đi từ thời Hy Lạp cổ đại tới tận ngày nay, để hé mở cánh cửa của sự đẹp dưới quan điểm của thời đại. 

Chương I và chương II tập trung vào lý tưởng thẩm mỹ thời Hy Lạp cổ đại, trong đó tác giả phác họa khái niệm sơ khởi của con người đương thời về cái đẹp là một thứ thường gắn liền với các môn nghệ thuật.

Chương III xem xét cái đẹp như là tỷ lệ và sự hài hòa, thể hiện ở các yếu tố như: cân đối về số học, hài hòa về nhịp điệu âm nhạc, hợp lý về tỷ lệ trong kiến trúc dưới góc nhìn của hình học không gian và biểu tượng học. 

Chương IV tác giả đặc biệt bày tỏ lòng yêu thích của mình với giai đoạn Trung cổ bằng cách đi sâu vào phân tích cái đẹp của thời kỳ này, dưới góc độ ánh sáng và màu sắc. Mặc dù tồn tại tới tận ngày nay một định kiến phổ biến rằng Trung cổ là một thời đại “tối tăm”, “thời đại đen tối” thì người Trung cổ lại tự coi mình sống trong một môi trường đầy ánh sáng. 

Các chương V-VI-VII-VIII đề cập đến nét đẹp của một đối tượng nghiên cứu cụ thể: cái đẹp của cái xấu, người phụ nữ, vệ nữ, các quý nương và anh hùng,... Mỗi đối tượng ở vào mỗi thời kỳ lại được con người khắc họa theo một tiêu chuẩn riêng. Đến cái xấu cũng có nét đẹp của riêng nó. Ở đó, tác giả chỉ rõ rằng “Cái xấu cần cho cái đẹp”...

Các phần còn lại của cuốn bách khoa thư được Umberto Eco dành cho ba giai đoạn quan trọng: Thế kỷ 18, thế kỷ 19 và thế kỷ 20.

Nhắc đến cái đẹp của thế kỷ 19, tác giả đi sâu vào cái đẹp lãng mạn trong Chủ nghĩa lãng mạn, cái đẹp trong tôn giáo và những cái đẹp mới,...

标签:

责任编辑:Cúp C2