Ngày 21/12,ứuthiếuniêntuổibịdaođâmthấutimnguyhiểmtỷlệtửvongtớkeo bóng da tv ThS.BS Nguyễn Mạnh Hùng, khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, cho biết các bác sĩ vừa cấp cứu thành công trường hợp nam thiếu niên 14 tuổi bị dao đâm thấu tim, nguy cơ tử vong rất cao.
Ca bệnh được chuyển đến từ Bệnh viện C Thái Nguyên trong tình trạng nguy kịch, sốc, đau tức nhiều vùng ngực, mạch nhanh nhỏ, da xanh tái, huyết áp tụt kẹt 70/50mmHg, gọi hỏi có trả lời đáp ứng nhưng chậm, có phản hồi gan, tĩnh mạch cổ.
Bác sĩ phát hiện vùng tam giác tim nguy hiểm, có vết thương kích thước 2,5x1cm bờ sắc gọn, không rõ độ sâu. Siêu âm tại chỗ cho thấy nhiều dịch màng ngoài tim, hệ tĩnh mạch cảnh giãn, tăng áp lực. Gia đình cho biết bệnh nhân bị một đối tượng dùng dao nhọn đâm vào ngực và đưa vào viện C cấp cứu.
Nhận định đây là một trường hợp tối cấp cứu do vết thương tim nguy hiểm, các bác sĩ gồm 3 chuyên khoa nhanh chóng đưa bệnh nhân lên phòng mổ có dự trù tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO).
Bệnh nhân được đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, dự trù máu, đo huyết áp động mạch xâm lấn và được tiến hành phẫu thuật khẩn cấp, mở ngực thấy 2 vết thương thủng tâm thất phải và nằm sát động mạch liên thất trước trong hệ thống mạch vành của tim. Nhiều máu cục, máu đông trong khoang màng ngoài tim và khoang màng phổi.
Các bác sĩ đã khâu lại các lỗ thủng tim, loại trừ, xử lý các tổn thương phối hợp khác, hồi sức tích cực sau mổ và theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn. Hiện tại, bệnh nhân được rút ống nội khí quản và có thể tự ngồi dậy được.
Theo TS Lô Quang Nhật, Trưởng khoa Ngoại Tim Mạch - Lồng ngực (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên), vết thương tim là thể rất nặng và ít gặp của vết thương ngực hở, với tỷ lệ tử vong trước khi tới viện lên tới hơn 90%. Đây được coi là một tối cấp cứu trong ngoại khoa, cần được ưu tiên số một trong chẩn đoán, vận chuyển và xử lý.
Đối với bệnh nhân bị tổn thương tim tại Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu là bạch khí trong tai nạn bạo lực (dao, mũi kéo, que sắc nhọn, kiếm…) chiếm tới gần 100%.