Hai năm liên tiếp giảm doanh số
Báo cáo của IDC cho thấy quý 3/2016 toàn thị trường tablet bán được 43 triệu chiếc,ịtrườngtabletsuygiảmhainămliêntiếpthờikỳsuythoáibắtđầlịch thi đấu ngoại hạng anh đêm nay thấp hơn so với quý cùng kỳ năm 2015 (đạt 50,5 triệu chiếc). Mặc dù tăng so với quý 2 nhưng tất cả các quý đều giảm so với cùng kỳ năm 2015, chắc chắn dẫn đến nguy cơ cả năm 2016 doanh số giảm so với năm 2015, báo hiệu thời kỳ giảm của tablet.
Trước đó, từ biểu đồ trên cho thấy, doanh số 2015 của tablet cũng giảm so với năm 2014. Con số thống kê này bao gồm máy tính bảng tiêu chuẩn và máy tính bảng với bàn phím có thể tháo rời (như Asus Transformer…).
Nếu thống kê phân loại theo hệ điều hành thì Android vẫn đang thống trị về thị phần khi chiếm đến 65% trong khi các tablet iPad chạy iOS của Apple lại là những thiết bị bán chạy nhất. Apple vẫn là một trong những nhà sản xuất tablet bán chạy khi chiếm 25,8% thị phần.
Mặc dù doanh số tablet đang giảm, nhưng Apple vẫn thể hiện sự vượt trội khi gia tăng thị phần. Samsung giữ vị trí Á quân với 15,6%, tiếp đến là Lenovo với 6,6%. Thật thú vị khi Amazon cũng có mặt trong top 5 nhà sản xuất tablet có doanh số hàng đầu với 4% thị phần.
Hiện vẫn chưa có kết quả doanh số của quý 4 – vốn là mùa mua sắm trong năm – nhưng nhìn từ thời vàng son của năm 2013, 2014 thì vẫn có thể nhận định rằng doanh số của quý 4 sẽ khó lòng thoát khỏi chuỗi suy giảm đã từng xảy ra với các quý liền trước.
Theo IDC, sẽ có khoảng 183,4 triệu tablet sẽ được bán ra trong năm 2016, tương ứng với tỉ lệ giảm 11,5% so với 2015.
Những nguyên nhân khiến thị trường suy giảm
Về tổng quan, có nhiều lý do dẫn đến sự suy giảm doanh số máy tính bảng.
Đầu tiên, người dùng thường không duy trì thói quen thường xuyên thay đổi máy tính bảng như với smartphone, nhiều người thường dùng xuyên suốt một chiếc máy tính bảng ít nhất vài năm.
Thêm vào đó, người dùng thường làm rơi smartphone trong khi chiếc tablet của họ vẫn nằm an toàn trên mặt bàn do đặc thù thiết kế - tablet không thể bỏ túi áo, khó cầm một tay.