Trong phòng bệnh nặng Khoa Nhiễm Việt Anh (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM),ẹléncầmcốnhàvẫnkhôngđủtiềnchocontraichữabệnhđangtrởnặkq bóng đá wap anh Trần Thanh Quan (SN 1990, quê Đồng Nai) vẫn còn rất yếu, phải thở máy, cơ thể gắn chằng chịt máy móc y tế. Gương mặt anh già nua như một người trung niên. Bác sĩ CK2 Phạm Kiều Nguyệt Oanh, Phó trưởng Khoa Nhiễm Việt Anh cho biết, anh Quan chuyển đến khoảng giữa tháng 4 trong tình trạng suy kiệt, suy hô hấp, phải đặt nội khí quản - thở máy. Theo chẩn đoán ban đầu, anh bị viêm màng não mủ, suy thượng thận, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu. Mới đây, các bác sĩ còn phát hiện anh bị nhiễm 1 loại nấm hiếm trên da, nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh cảnh toàn thân suy sụp. Do anh Quan không có bảo hiểm y tế nên mọi chi phí gia đình phải tự lo liệu. Tốn kém nhất hiện nay là thuốc kháng sinh chữa viêm màng não mủ. Ngoài ra, nếu muốn anh sớm phục hồi, gia đình phải đủ điều kiện kinh tế để sử dụng thuốc kháng nấm ít gây tác dụng phụ, đồng thời bổ sung dinh dưỡng. Đáng tiếc, với khoản chi phí dự kiến khoảng 100 triệu đồng, dù gia đình cố gắng đến đâu cũng chẳng đủ khả năng xoay xở. Ngồi trước bậc thềm Khoa Nhiễm Việt Anh, bà Lê Thị Quý (SN 1965) phờ phạc sau nhiều ngày mất ngủ. Nhắc đến con trai, nước mắt bà cứ chảy không ngừng. Khoảng 2 tháng trước, anh Quan đau đầu, đau ngực, thường đấm thùm thụp vào đầu. Biết cha mẹ không còn tiền, anh lần lữa không chịu đi bệnh viện. Đến lúc không thể tự ngồi dậy thì bệnh đã nặng. “Chúng tôi đã bán hết tài sản rồi, trong nhà chỉ còn mỗi cái tủ thờ. Trước đây Quan luôn nói tôi không được cầm cố nhà, sợ sau này không có chỗ ở, nhưng tôi hết cách rồi. Làm sao có thể bỏ con được!”, bà Quý nghẹn giọng. Vợ chồng bà chỉ có 2 người con. Con gái út đã lấy chồng, lại có tật do từng bị bỏng xăng nên không thể đi làm. Anh Quan là con trai duy nhất, từng là niềm hi vọng của họ. Đáng tiếc, khi mới hơn 20 tuổi, anh mắc bệnh viêm xoang, thường xuyên đau đầu, điều trị mãi không khỏi. Sử dụng thuốc sai cách, sức khỏe anh dần suy giảm. Thời điểm đại dịch năm 2021, khi đang nằm viện do tràn dịch màng phổi, anh bị lây nhiễm Covid-19. Sau này, bệnh tật dai dẳng, cơ thể suy kiệt, anh thường xuyên nằm viện. "Gia đình rất hợp tác trong quá trình điều trị, tuy nhiên họ đã cạn kiệt kinh tế", bác sĩ cho biết. Đợt này, anh Quan đổ bệnh đã gần 2 tháng. Khi anh còn nằm điều trị ở bệnh viện tuyến trước, bà Quý giấu con trai cầm cố căn nhà được 150 triệu đồng, mỗi tháng hết 6 triệu đồng tiền lãi. Bệnh tình của anh Quan khá nặng, số tiền cầm cố nhà đã cạn sạch mà anh vẫn chưa hồi phục. Nơi quê nhà, chồng bà Quý đi lượm ve chai, gom góp lắm cũng chỉ kiếm được 100 - 200 ngàn đồng/ngày, không biết sẽ mất bao lâu mới lo đủ được viện phí còn thiếu. Bà Quý từng đi lượm ve chai như chồng, nhiều năm nay sức khỏe giảm sút nên ở nhà chăm sóc con. Trong lần đi khám bệnh gần nhất, bác sĩ nói bà bị u xơ tử cung, phải mổ. Thế nhưng, người mẹ khốn khổ chỉ mong dồn hết tiền bạc lẫn sức lực để cứu chữa cho con trai mình.
|