- Khẩu trang thông thường không có tác dụng lọc loại bụi nguy hiểm nhất là PM2.5,ôngkhíônhiễmnặngđeokhẩutrangchẳngđểlàmgìu19 c1 có kích cỡ chỉ bằng 1/30 sợi tóc, có thể thẩm thấu, hấp thụ vào máu. Hội thảo ô nhiễm không khí vừa diễn ra tại Hà Nội công bố chất lượng không khí ở Việt Nam đang ở tình trạng báo động. Một tỉ lệ lớn dân số Việt Nam và hệ sinh thái của quốc gia đang bị phơi nhiễm với không khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong đó lượng bụi PM2.5 - loại bụi nguy hiểm nhất tại Hà Nội lên tới 50,5µg/m3, cao gấp 2 so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của WHO.
TS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Sức khỏe cộng đồng, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho rằng: “Chúng ta chỉ có thể lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, nước sạch nhưng không có khả năng lựa chọn không khí sạch”. TS Cường cho biết, trung bình mỗi người cần 10.000 lít không khí để thở mỗi ngày. Do đó khi chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây hàng loạt bệnh tật về đường hô hấp, tim, ung thư… Trường hợp cấp tính nặng có thể dẫn đến ngạt do suy hô hấp, nhiễm độc máu, ảnh hưởng tim, phổi, thậm chí tử vong. Trường hợp mãn tính là viêm phổi, viêm phế quản mãn tính và các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; hen suyễn; tim mạch; viêm da, kích ứng da; căng thẳng thần kinh… Với các hạt bụi thô, sẽ gây tổn thương, viêm hệ hô hấp. Riêng bụi PM2.5 (có kích cỡ nhỏ hơn 2,5 micromet) có khả năng thẩm thấu, di chuyển, hấp thụ vào trong máu, đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng... có thể gây nhiễm độc, ung thư, hen... “Đáng tiếc, đến nay Việt Nam chưa có những nghiên cứu cụ thể các ca bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm không khí. Đây là khoảng trống trong nghiên cứu sức khoẻ của Việt Nam”, ông Cường chia sẻ. Còn theo số liệu WHO, ước tính năm 2012 thế giới có khoảng 6,5 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí.
Trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam và các nước Đông Nam Á có số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí cao nhất. Theo niên giám thống kê y tế năm 2014 của Việt Nam, các bệnh đường hô hấp có tỉ lệ mắc cao nhất trong cơ cấu bệnh tật, tỉ lệ tử vong đứng thứ 2. Sở TN&MT Hà Nội dự báo, tỉ lệ người dân mắc viêm phổi, nhập viện vì khó thở, tim mạch… có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu không có biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm. Khẩu trang thông thường vô dụng Cuộc khảo sát trực tuyến gần 1.500 người do tổ chức phi chính phủ GreenID thực hiện vào tháng 12/2016 cho thấy, 85% người Việt Nam được hỏi cảm thấy không hài lòng với môi trường không khí tại tại nơi họ sống, 70% cho rằng bản thân họ và con cái gặp phải vấn đề hô hấp, liên quan đến ô nhiễm không khí. Tuy nhiên TS Cường cho biết, dù sống trong môi trường ô nhiễm nhưng không phải ai cũng mắc bệnh. Nguyên do phụ thuộc vào hệ miễn dịch, chức năng đào thải của cơ thể, chất độc hại và nồng độ vào cơ thể… Nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai (có thể gây ảnh hưởng bào thai), trẻ em, người có sẵn các bệnh lý mạn tính… “Những người khỏe mạnh có chức năng thông khí phổi lớn có thể đào thải phần lớn các chất gây ô nhiễm từ ngoài vào. Nhưng với những người có sẵn các bệnh lý hô hấp thì khả năng đào thải kém hơn, hấp thụ chất ô nhiễm trong không khí cao hơn nên dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí”, TS Cường phân tích. Để tránh khói bụi, người Việt đeo khẩu trang mọi nơi, từ ngồi xe buýt, trong công viên hay bệnh viện, lớp học... Tuy nhiên, bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc GreenID cho biết, với bụi PM2.5, khẩu trang thông thường không có tác dụng do bụi này siêu nhỏ, chỉ bằng 1/30 sợi tóc. Để hiệu quả, phải đeo khẩu trang y tế N95. “Chúng tôi đã thử nghiệm đeo N95 trong vòng 2 tuần thì loại khẩu trang này ngăn được 90% bụi PM2.5”, bà Khanh chia sẻ.
Do Hà Nội đã có hệ thống quan trắc cung cấp thông tin về chất lượng không khí nên bà Khanh khuyến cáo, vào những ngày ô nhiễm nặng, các trường học nên hạn chế hoạt động ngoài trời do lượng khí trẻ em hít thở cao gấp đôi người lớn. Nguy hiểm: Hầu hết khẩu trang vải vô tác dụngMỗi năm có gần 6 triệu người chết sớm vì tiếp xúc phải bụi lơ lửng. Hầu hết trong số này tử vong do các bệnh về tim, phổi và đột quỵ. |