Google Nest Protect Smoke là phiên bản cải tiến với cảm biến Split-Spectrum tự động kiểm tra lượng khí CO,ạtthiếtbịthôngminhgiúpcảnhbáohỏahoạti so lazio có thể sử dụng được hơn 10 năm. Ngoài ra, thiết bị có hộp đèn RGB 3 chế độ khác nhau hiển thị tình trạng không khí trong phòng. Không như các cảm biến khói khác, Nest Protect đưa thông báo bằng lời nói thay vì tiếng cảnh báo chói tai. Với thuật toán tùy chỉnh và cảm biến độ ẩm, thiết bị này hạn chế tình trạng nhận sai nguồn khói, dẫn đến báo động giả. Máy hiện có giá khoảng 2,8 triệu đồng. Ảnh: Smart Homekit. |
Xiaomi Honeywell có giá khoảng 650.000 đồng, thời gian sử dụng 5 năm. Người dùng còn có thể cài đặt độ nhạy của cảm biến khói cho phù hợp với địa điểm lắp đặt. Ảnh: AB Smart. |
First Alert dùng pin AA dễ dàng lắp đặt và thay thế. Là thiết bị báo cháy 2 trong 1, First Alert trang bị cảm biến thông minh có thể phát hiện khói và khí CO. Máy hỗ trợ Z-Wave tích hợp được với Samsung SmartThings và Ring Alarm, gửi thông báo ngay lập tức qua điện thoại hoặc email khi phát hiện nguy hiểm. Nhờ công nghệ cảm biến khói quang điện được tối ưu, máy nhận biết được các hạt khói tạo ra bởi đám cháy âm ỉ, phân biệt với khói khi nấu ăn hoặc tắm hơi. Giá thành máy khoảng 1,3 triệu đồng. Ảnh: Wirecutter. |
Onecam SM-01W có mức giá gần 700.000 đồng, đáp ứng đủ những yêu cầu của thiết bị báo cháy thông thường với cảm biến khói, còi báo lên đến 90 dB, tự động thông báo đến điện thoại thông qua kết nối Wi-Fi. Ngoài ra, thiết bị có thể tự động tắt quạt thông gió, bật máy bơm cứu hỏa. Onecam SM-01W dùng pin lithium, có thể kết nối với ứng dụng Smartlife cả trên Android lẫn iOS. Ảnh: ONECAM. |
Geeklink SD2 trang bị cảm biến quang điện, có thể gửi thông tin đến điện thoại trong 30 giây. Khoảng cách truyền không dây của Geeklink SD2 từ 30-100 m, góc phát hiện cháy 360 độ. Với giá thành khoảng 450.000 đồng, tiêu tốn ít điện năng, model này là lựa chọn hợp lý trong tầm giá. Ảnh: Geeklink. |
(Theo Zing)
Khi một thiết bị điện tử gặp sự cố, cách khắc phục phụ thuộc vào loại sự cố là gì. Nhưng nhiều sự cố công nghệ thường gặp lại có cách xử lý khá đơn giản. Dưới đây là 10 chiêu thần thánh xử lý hầu như mọi sự cố.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)