Rùa hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus leloii,ữngđiềuítngườibiếtvềCụRùaHồGươgiải hạng 1 nga 2 họ Ba Ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudies), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn). Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
Rùa Hồ Gươm chậm chạp, hiền lành, thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Khi trời nóng thường hay ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Mùa đông thỉnh thoảng phơi nắng.
Theo giả thuyết PGS Hà Đình Đức - một người có nhiều năm nghiên cứu về cụ Rùa Hồ Gươm, thu thập được nhiều tư liệu, cụ rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa, cùng quê với vua Lê Lợi, và được vua Lê thả vào hồ Gươm. Chính vì vậy, người Việt Nam vẫn thường gọi rùa khổng lồ sống ở Hồ Gươm là "Cụ" với hàm ý tôn kính.
Theo nhiều tài liệu, Rùa hồ Gươm gồm có bốn cá thể, bao gồm: một được lưu trong đền Ngọc Sơn, một lưu trong kho của Bảo tàng Hà Nội và một đã bị chết năm 1962 - 1963 khi bò lên vườn hoa Chí Linh. Cá thể cuối cùng chính là Cụ Rùa Hồ Gươm đã được phát hiện chết hôm qua 19/1.
Gắn bó với nhiều truyền thuyết lịch sử và niềm tin mãnh liệt của người dân Việt Nam, cụ Rùa Hồ Gươm là một hình ảnh lịch thiêng từ hàng ngàn năm nay.
Cụ Rùa Hồ Gươm chết hôm qua 19/1 là một cá thể cái, nặng 169 kg, chiều dài toàn thân là 185 cm; chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm.
Vào tháng 4/2011, một số người dân đã chụp được những hình ảnh cụ Rùa nổi lên mặt nước với nhiều vết thương. Sau đó, một chiến dịch chữa bệnh cho cụ đã được tổ chức. Cụ Rùa được cách ly để khám, chữa bệnh trong hơn 3 tháng. Hồ Gươm cũng được lọc làm sạch nước để tạo môi trường bớt ô nhiễm hơn cho cụ khi đưa cụ trở lại sống.
Những vết thương trên mình cụ được phát hiện năm 2011 |
Chính thời gian này, cuộc tranh luận về việc ở Hồ Gươm hiện còn một hay nhiều cụ rùa đã bùng lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, với việc quây bắt chỉ được duy nhất một cá thể và trong suốt 3 tháng Cụ được cách ly không có cá thể nào khác nổi lên, các nhà khoa học đã kết luận rằng cụ Rùa chính là cá thể cuối cùng còn lại.
Sau khi hoàn thành việc chữa trị, được đưa trở lại Hồ Gươm, Cụ Rùa vẫn đều đặn nổi lên phơi nắng. Gần đây nhất, ngày 21/12/2015, cụ Rùa đã nổi lên ở khu vực đối diện đường lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Vào chiều tối qua 19/1, người dân phát hiện cụ Rùa nổi lên nhưng không có cử động. Sau đó, cụ Rùa được các cơ quan chức năng kết luận đã chết vì tuổi già theo đúng quy luật sinh lão bệnh tử.Tổng hợp
(责任编辑:Cúp C1)