Chiếm 80% thị trường toàn cầu và 70% thị phần trong nước,ãngmáybaykhôngngườiláiDJItháchthứcthịtrườngxetựhàkeo giai ma không nghi ngờ gì về việc công ty Thẩm Quyến DJI Technology đang là cái tên hàng đầu trong lĩnh vực máy bay không người lái (UAV). Giờ đây, công ty này đang có kế hoạch mở rộng sang sân chơi xe tự hành, “miếng bánh” được ước tính lên đến hàng ngàn tỷ USD.
DJI Technology đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi thành lập vào năm 2006. Công ty ban đầu chỉ tập trung vào các sản phẩm (UAV), nhưng sau đó đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như hệ thống chơi game cầm tay, robot giáo dục và các nền tảng lái xe thông minh.
Sản phẩm UAV của DJI được sử dụng trong nhiều mặt đời sống và kỹ thuật, như truyền thông điện ảnh, truyền hình, giám sát mạng lưới năng lượng, khảo sát cảm biến từ xa, lập bản đồ dịch vụ nông nghiệp, dự án cơ sở hạ tầng cũng như các nghiên cứu khoa học công nghệ tiên tiến.
Ngoài trụ sở tại Thẩm Quyến, DJI có văn phòng chi nhánh tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Tây An, Hồng Kông, Tokyo, Los Angeles, San Francisco, Rotterdam và Frankfurt với hơn 14.000 nhân viên trên toàn cầu. Đến nay, 80% thị phần máy bay không người lái toàn cầu đang nằm trong tay DJI, còn tại Trung Quốc, công ty này cũng độc tôn vị thế dẫn đầu khi chiếm 70% thị trường.
Bước đi chiến lược vào thị trường nghìn tỷ USD
Sức mạnh tuyệt đối của DJI trong lĩnh vực UAV, thể hiện bằng thị phần toàn cầu, đến từ khả năng liên tục cải tiến sản phẩm nhưng vẫn duy trì một mức giá hợp lý. Sản phẩm của DJI được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực an ninh, quản lý mạng lưới năng lượng, khảo sát và lập bản đồ, các hoạt động bảo vệ nhà máy, kiểm tra đất canh tác và nhiều lĩnh vực chuyên nghiệp khác.
Các sản phẩm cũng phổ biến ở thị trường rộng hơn, do mỗi phiên bản UAV được kết hợp nhiều tính năng, như hình ảnh độ phân giải cao, chuyển tải hình ảnh liên tục, nhanh chóng và khả năng di động. Ví dụ, DJI Mavic 3 có thể chụp ảnh trên không siêu HD và siêu khung hình lên đến 1 tỷ màu, đồng thời hiển thị chi tiết các phân cấp màu khác nhau.
Theo số liệu truyền thông, hiện DJI đang chiếm hơn 80% thị phần UAV toàn cầu với hơn 70% thị phần tại Trung Quốc. Tuy nhiên, để duy trì tăng trưởng dài hạn, việc mở rộng ngoài lĩnh vực UAV là chiến lược cấp bách công ty đã tính đến.
Wang Tao, nhà sáng lập DJI, năm 2016 cho biết công ty đã đạt mức lợi nhuận tối đa hàng năm 20 tỷ NDT (2,8 tỷ USD). Để vượt qua mức trần lợi nhuận này, DJI cần các mảng kinh doanh khác thoả mãn 2 tiêu chí: tiềm năng thị trường lớn và có thể tận dụng tối đa nguồn lực mà công ty đã có với lĩnh vực UAV.
Ngành công nghiệp xe hơi tự hành, thị trường được ước tính lên tới nhiều ngàn tỷ USD trong tương lai, đã được xác định là mảng kinh doanh tiếp theo của công ty sản xuất máy bay không người lái đến từ Trung Quốc.
Bước đầu tiên công ty thực hiện là thành lập bộ phận DJI Automotive, có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển hệ thống tự hành đạt tiêu chuẩn cấp độ 4 (tự động hoá cao, hoàn toàn tự lái trong các khu vực có kiểm soát) để hợp tác với các nhà sản xuất xe hơi khác.
DJI cũng thành lập Livox, công ty độc lập tập trung vào sản xuất quy mô lớn cảm biến LiDAR. Thành lập vào năm 2016, Livox đã tạo lập được chỗ đứng vững chắc trong thị trường nội địa, nhờ vào khả năng sản xuất quy mô lớn và tích hợp chuỗi cung ứng của DJI.
Tận dụng công nghệ UAV, tối ưu hoá giá thành
Mặc dù không phải là công ty duy nhất mở rộng sang lĩnh vực xe tự hành, DJI đã chọn cách tiếp cận khác với các đối thủ như Huawei. Chẳng hạn, với model Baojun KiWi EV, DJI sử dụng chiến thuật cạnh tranh số lượng lớn bù đắp cho giá bán thấp. Đây cũng là cách tiếp cận từng đem lại thành công của công ty trong mảng UAV.
Để hạ giá thành xuống mức thấp nhất, DJI Automotive ban đầu tự sản xuất linh kiện, sau đó “outsource” cho đối tác gia công bên thứ ba ở trong nước. Công ty cũng giảm sức mạnh điện toán của hệ thống điều khiển thông minh xuống còn 20 TOPS (đơn vị đo số hoạt động điện toán mà AI chip có thể xử lý trong một giây), từ đó đẩy giá thành xuống chỉ còn 150.000 NDT (21.300 USD).
Trong khi đó, đối thủ Huawei lại quyết định tập trung vào những mẫu xe hiệu suất xử lý cao với Giải pháp xe tự hành tiên tiến Huawei ADS. Nền tảng siêu điện toán trung tâm của gã khổng lồ công nghệ này trang bị trên mẫu xe BAIC ArcFox Alpha S có sức mạnh lên đến 400 TOPS với phiên bản dual-chip và 200 TOPS trên phiên bản chip đơn.
Để so sánh, hầu hết các loại chip trên phương tiện xe tự hành trên thị trường hiện nay đều có công suất điện toán dưới 50 TOPS. Hệ thống hiệu suất cao của Huawei khiến giá chiếc xe vọt lên tới 388.900 NDT (55.170 USD), một mức giá rõ ràng dành cho phân khúc cao cấp hơn.
Chuyên môn của DJI trong lĩnh vực UAV đem lại cho hãng lợi thế về mặt phần cứng sử dụng trong các hệ thống tự hành. Nổi bật nhất là công nghệ LiDAR (phát hiện và đo sáng bằng laser), nâng cao hiệu quả quét lăng kính ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao và địa hình gồ ghề. Hãng sản xuất drone lớn nhất Trung Quốc đã phát triển chế độ quét cho phép hệ thống bao phủ 100% trường nhìn, hiệu quả hơn các sản phẩm có giá thành tương tự trên thị trường.
Không chỉ công nghệ phần cứng, DJI cũng có lợi thế về hệ thống phần mềm. Các phương tiện tự lái phụ thuộc vào cảm biến, sức mạnh điện toán, thuật toán phần mềm và dữ liệu - tất cả các lĩnh vực đều có đối với một nhà sản xuất UAV. Do đó, hoàn toàn hợp lý khi DJI sử dụng các nguồn lực và chuyên môn sẵn có vào mảng xe tự lái.
Dù vậy, bài toán nhân sự sẽ là một thách thức với hãng sản xuất UAV hàng đầu thế giới, khi các ứng viên tốt nhất trong lĩnh vực xe tự hành thường tự mở công ty thay vì gia nhập các thương hiệu lớn. Chưa kể, DJI hiếm khi đưa quyền chọn cổ phiếu vào chế độ đãi ngộ với nhân viên tuyển dụng bên ngoài. Cho đến nay, công ty cũng chưa có kế hoạch niêm yết đại chúng. Bởi vậy, các yếu tố này sẽ khiến DJI khó thu hút nguồn nhân lực kỹ thuật cao trong ngành.
Vẫn còn quá sớm để khẳng định về khả năng thành công của hãng sản xuất UAV trong lĩnh vực xe tự hành. Nhưng sự nổi lên như một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực được cho là tương lai giao thông thế giới.