Xác thực giao dịch bằng SMS OTP vẫn còn phổ biến với giao dịch dưới 100 triệu đồng ở Việt Nam. |
Đầu tháng 10, ông Trần Việt Luận (TP.HCM) tá hỏa khi phát hiện tài khoản của mình bốc hơi 406 triệu đồng chỉ trong vỏn vẹn 7 phút. Phía ngân hàng cho biết tài khoản của khách hàng đã kích hoạt ứng dụng trên thiết bị khác và gửi đi 4 tin nhắn xác thực, 4 tin nhắn thông báo số dư biến động.
Gần đây, đến lượt vợ của nạn nhân vụ thủy điện Rào Trăng 3 bị lừa 150 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng của mình. Do lần thứ ba giao dịch không thành công, chị Lê Thị Thu Thảo may mắn giữ lại được 50 triệu đồng. Phía ngân hàng sau đó hỗ trợ tạm ứng 100 triệu đồng cho nạn nhân và phối hợp với cơ quan điều tra mau chóng tìm ra thủ phạm.
Cũng như các vụ lừa đảo khác, điểm chung là nạn nhân đều cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ mà không chút mảy may nghi ngờ. Đến khi phát hiện điều bất thường xảy ra, họ mới tá hỏa khi thấy tiền trong tài khoản bốc hơi nhanh chóng.
Vấn đề cốt lõi của sự việc là hiện nay các ngân hàng vẫn áp dụng phương thức xác thực bằng SMS OTP đối với giao dịch dưới 100 triệu đồng. Kẻ gian vì thế lợi dụng kẽ hở để thực hiện nhiều lệnh chuyển khoản dưới hạn mức trong thời gian rất ngắn, lấy đi một số tiền lớn của nạn nhân. Rào cản duy nhất là hạn mức giao dịch thường là 100 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, hạn mức tối đa hoàn toàn có thể điều chỉnh được một khi kẻ gian nắm được đầy đủ thông tin đăng nhập.
Vợ của nạn nhân vụ thủy điện Rào Trăng 3 bị trừ liên tục 50 triệu đồng trên hai giao dịch cách nhau chỉ 1 phút. |
Phương thức bảo mật SMS OTP bị đánh giá là kém an toàn, không có tính ‘chống chối bỏ’ và từng được ông Nguyễn Tử Quảng (CEO BKAV) kiến nghị hạ thấp hạn mức giao dịch xuống, tiến tới loại bỏ công nghệ SMS OTP tại các ngân hàng ở Việt Nam giống như một số nước phát triển đang áp dụng.
Thực tế, với giao dịch trên 100 triệu đồng, phương thức xác thực phổ biến là các loại Soft OTP sử dụng xác thực bằng mã PIN hoặc sinh trắc học tùy từng ngân hàng. Còn với giao dịch trên 500 triệu đồng, các ngân hàng Việt Nam hiện nay đã áp dụng phương thức chữ ký số, xác thực bằng một thiết bị chứa token đi kèm mỗi tài khoản nhất định.
Các phương thức như Soft OTP tạo ra cơ chế bảo mật hai lớp (2FA) trong đó có một lớp mật khẩu đăng nhập ứng dụng, một lớp mã PIN với bàn phím hiển thị ngẫu nhiên được đánh giá là an toàn hơn SMS OTP.
Dù vậy, người dùng có thể bị lừa nhập những thông tin này cho kẻ xấu nếu không cảnh giác hoặc không kích hoạt xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt, mống mắt...). Tuy nhiên, một hạn chế là xác thực sinh trắc học phụ thuộc cả vào việc ngân hàng và thiết bị đầu cuối của người dùng có hỗ trợ hay không.
Theo các chuyên gia bảo mật, mã OTP khi sinh ra từ SMS có thể dễ dàng bị chặn lại bởi tin tặc, khiến người dùng không biết mình bị mất tiền cho đến khi nhận được thông báo biến động số dư trong tài khoản. Phương thức SMS OTP được phát minh từ những năm 80 của thế kỷ trước và hiện đã bị nhiều ngân hàng trên thế giới loại bỏ để thay bằng một số phương pháp hiện đại hơn.
Phương Nguyễn
Bảo mật là một trong những yếu tố quan trọng nhất với Trung tâm dữ liệu. Google thiết lập hệ thống bảo mật mạnh cỡ nào để bảo vệ dữ liệu của người dùng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)