设为首页 - 加入收藏  
您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Con trai người chụp ảnh cho vua Khải Định kể ký ức khó phai_kết quả trận vigo 正文

Con trai người chụp ảnh cho vua Khải Định kể ký ức khó phai_kết quả trận vigo

来源:Betway编辑:Cúp C1时间:2025-01-10 14:38:50

- "Mấy chục năm tôi vẫn không quên được câu chuyện cha kể về đôi vợ chồng trẻ,ườichụpảnhchovuaKhảiĐịnhkểkýứckhókết quả trận vigo họ đến bế theo đứa trẻ chụp ảnh gia đình. Đến chụp mà người vợ cứ khóc suốt"... Nhiếp ảnh gia 86 tuổi - Nguyễn Tấn Vinh kể.

Cứ đều đều, bất kể nắng mưa, vào các buổi chiều, trên hồ Gươm lại xuất hiện một ông lão, dáng người mảnh khảnh, mặc bộ quần áo bụi phủi như lãng tử, tay cầm chiếc máy ảnh kĩ thuật số lang thang lưu giữ những kí ức đẹp cho Hồ Gươm.

Ông lão đó là nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Tấn Vinh, năm nay 86 tuổi, là một trong những nhân vật tiêu biểu được Nhà xuất bản Hà Nội vinh danh “36 con người Hà Nội” xuất bản nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

{keywords}
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Vinh (SN 1932) - con trai cụ Nguyễn Văn Trung, là một trong những người tiếp thu kỹ thuật nhiếp ảnh rất sớm, từng được vua Khải Định mời vào cung chụp ảnh.

Sau nhiều năm làm việc trong ngành quân đội, giáo dục, công nghiệp, sau khi về hưu, ông quyết định trở thành nghệ sĩ đường phố, làm bạn với chiếc máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống.

Đến giờ, sau 10 năm, ông Vinh đã có được một kho báu vô giá với hàng ngàn bức ảnh về Hồ Gươm qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, chân thực, đơn giản mà tràn đầy sức sống.

Ông Vinh chia sẻ, ông xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nghề ảnh từ những năm 30 của thế kỷ trước. Cha ông - cụ Nguyễn Văn Trung là một trong những người tiếp thu kỹ thuật nhiếp ảnh rất sớm, từng được vua Khải Định mời vào cung chụp ảnh, sau đó đưa sang Pháp, Đức để giới thiệu như những nhân tài mới của đất nước.

Trở về, cụ Nguyễn Văn Trung đưa vợ con vào Vinh (Nghệ An) sinh sống và mở hai tiệm ảnh mang tên Gia Thọ photo và Vinh Photo.

Trong kí ức của mình về nhiếp ảnh của thời kỳ đó, ông Vinh cho biết: “Tôi nhớ lúc nhỏ, chiếc máy ảnh của cha tôi là loại máy chụp bằng kính. Tấm kính được tráng một lớp hóa chất, tương tự như film chụp ảnh sau này. Mỗi tấm kính đó chỉ chụp được 1 tấm hình.

Trước khi chụp, cả thợ ảnh lẫn người chụp phải chuẩn bị rất kĩ, nhiều công đoạn, làm sao ăn ý với khách hàng, chụp một lần là được ngay. Nó đòi hỏi kĩ thuật phải chuẩn xác từng thao tác. 

Do chụp ảnh đối với mọi người ngày xưa là việc rất quan trọng, ngang với đại lễ. Mà đã là quan trọng thì tâm thế người chụp phải thể hiện sao cho nghiêm túc, trang trọng, không được cười. Vì nếu cười, bức hình ghi lại sẽ bị nhòe.

Hồi đó, tiệm nhà tôi đông khách lắm, đối tượng đến chụp ảnh phần lớn là gia đình giàu có, quan lại, đội lính tráng thời đó, chứ người dân nghèo, ăn không đủ thì nghĩ gì đến việc chụp ảnh…

Cha tôi kể, thời điểm đó (những năm 1939 -1945), những người lính trước khi ra chiến trường hay nhờ ông chụp ảnh làm kỉ niệm tặng cho người thân, người yêu lưu giữ.

Mấy chục năm tôi vẫn không quên được câu chuyện cha kể về đôi vợ chồng trẻ, họ đến bế theo đứa trẻ chụp ảnh gia đình. Đến chụp mà người vợ cứ khóc suốt.

Cha tôi hỏi sự tình, họ kể người chồng sắp đi lính, con họ mới được hơn một tuổi, đi rồi chẳng biết sống chết ra sao. Vì nhà nghèo, người chồng phải chấp nhận đi lính kiếm tiền, giờ lại bị đưa sang nước ngoài. Họ chụp ảnh, chẳng may sau này người chồng có làm sao thì con trai họ vẫn có được ký ức về cha".

Cũng theo ông Vinh, ngày đó, cứ chụp bốn tấm kính (4 bức ảnh - nv), cha ông mới đi rửa, chừng một tuần sau mới có ảnh. 

“Ngày đó, công nghệ chụp ảnh và in tráng ảnh rất khó, cha tôi học cách tự in tráng bằng kỹ thuật pha chế hóa chất trong phòng tối, trước khi rửa thì phải retout (chấm, sửa ảnh) trên kính (phim) như thế ảnh mới đẹp được. Chỉnh sửa ảnh xong là in. Muốn lấy ảnh phải chờ chậm nhất là một tuần, nhanh thì vài ba ngày. Nhưng cha tôi thấy hoàn cảnh họ vậy, chẳng chờ đủ ảnh như mọi lần mà đi rửa luôn, chừng ba ngày sau, ông đã có ảnh trả cho gia đình người lính”, ông chia sẻ.

Kể về gia đình, ông nói: “Tiệm nhà tôi đông khách cũng một phần bởi vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của bà Thọ - chị gái tôi.

17 tuổi, bà ấy được ví là người đẹp thành Vinh, ngày nào cũng có quan Tây, quan ta kéo đến nườm nượp lấy cớ chụp ảnh để nói chuyện, làm quen với bà Thọ. Tuy nhiên, chị tôi đều từ chối vì đã đem lòng thương mến người khác.

Hai cửa tiệm nhà tôi duy trì được thêm vài năm thì gia đình tôi ly tán, năm 16 tuổi, tôi trở về Hà Nội cùng mẹ và chị gái. Cha tôi ở lại Vinh. Sau này tôi cũng không có cơ hội học thêm về nhiếp ảnh nữa dù còn rất đam mê…

Chuyện tình quý ông yêu say đắm giai nhân Hà thành

Chuyện tình quý ông yêu say đắm giai nhân Hà thành

Hơn 70 năm chung sống, họchưa một lần nặng lời. Ở tuổi xế chiều, mỗi sáng, ông vẫn đến đúng quán phở ấy mua một bát về cho vợ...

Đám tang 'ông trùm' Sài Gòn: Ai đến viếng cũng mời bia, tặng tiền

Đám tang 'ông trùm' Sài Gòn: Ai đến viếng cũng mời bia, tặng tiền

Ngày 14/5/1927, ông Quách Đàm qua đời tại tư gia ở số 114, đại lộ Gaudot, Chợ Lớn, thọ 65 tuổi. Một đám tang lớn chưa từng có đã diễn ra ở Sài Gòn.

热门文章

    1.3844s , 7146.3515625 kb

    Copyright © 2025 Powered by Con trai người chụp ảnh cho vua Khải Định kể ký ức khó phai_kết quả trận vigo,Betway  

    sitemap

    Top