10 tháp tuabin này được sản xuất tại nhà máy CS Wind Việt Nam tại thị trấn Phú Mỹ,áptuabinmadeinVietnamđượclắpđặtởdựánđiệngióngoàikhơiHànQuốkèo đá banh tối nay tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là nhà máy sản xuất tháp tuabin đầu tiên của CS Wind trên thế giới, được thành lập vào năm 2003.
Lô tháp tuabin chế tạo lần này nằm trong gói hợp đồng cung ứng của CS Wind cho Công ty Siemens Gamesa Renewable Energy (Siemens Gamesa), trong hợp đồng của Siemens Gamesa cung cấp tuabin gió cho dự án điện gió ngoài khơi Jeonnam 1.
Jeonnam 1 là liên doanh giữa Tập đoàn SK E&S - một trong những tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc và Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) - nhà đầu tư lớn nhất thế giới tập trung đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, đồng thời là nhà phát triển dự án điện gió ngoài khơi hàng đầu thế giới.
Dự án Jeonnam 1 được phát triển bởi SK E&S và Công ty Copenhagen Offshore Partners (COP). Dự án này có công suất 99MW, dự kiến sẽ trở thành trang trại điện gió ngoài khơi quy mô thương mại đầu tiên của Hàn Quốc. Theo kế hoạch, Jeonnam 1 sẽ đi vào vận hành trong năm 2024, cung cấp năng lượng xanh cho khoảng 60.000 hộ gia đình tại Hàn Quốc.
Ông Radoslaw Rams, Giám đốc Quản lý dự án ngoài khơi khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Siemens Gamesa, nhận định: “Nhà máy sản xuất tháp tuabin CS Wind Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng cho các dự án điện gió ngoài khơi của Siemens Gamesa, không chỉ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà còn trên toàn cầu”.
Còn ông Ryan Colbeck, Giám đốc Dự án Điện gió ngoài khơi Jeonnam 1, chia sẻ: “Trong bối cảnh ngành năng lượng tái tạo trên thế giới liên tục được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, hợp tác tạo nên nền tảng vững chắc cho sự thành công của dự án. Sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa SK E&S, CIP, COP, nhà thầu Siemens Gamesa cùng với các đối tác trong chuỗi cung ứng như CS Wind Việt Nam là yếu tố quan trọng mang đến thành công trong việc hoàn thiện tất cả tháp tuabin gió cho dự án Jeonnam 1 tại Hàn Quốc an toàn, đảm bảo chất lượng và tiến độ"
Sau khi khánh thành thêm một nhà máy sản xuất tháp tuabin gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á tại Bà Rịa - Vũng Tàu vào ngày 15/3/2024, CS Wind Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng cho ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam, cung ứng cho các dự án của CIP tại Việt Nam, bên cạnh thị trường điện gió ngoài khơi Hàn Quốc và các thị trường khác
Cách đây 1 năm, vào ngày 3/4/2023, Tập đoàn CIP đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn CS Wind, trong đó CS Wind có thể trở thành nhà cung cấp tiềm năng cho hạng mục tháp và móng tuabin cho dự án điện gió ngoài khơi La Gàn nằm ngoài khơi tỉnh Bình Thuận cũng như hỗ trợ các dự án điện gió ngoài khơi khác của CIP tại Việt Nam.
Ông Stuart Livesey, đại diện Tập đoàn CIP tại Việt Nam, đánh giá: "Việt Nam có vị thế thuận lợi phát triển chuỗi cung ứng nội địa phục vụ cho các dự án điện gió ngoài khơi trong nước, và có tiềm năng trở thành trung tâm xuất khẩu các hạng mục như móng tuabin, tháp tuabin, trạm biến áp ngoài khơi và các linh kiện khác phục vụ các dự án điện gió ngoài khơi trong khu vực. Cùng với những chính sách sắp tới của chính phủ nhằm khuyến khích và khởi tạo ngành điện gió ngoài khơi, Việt Nam có cơ hội có được lợi ích kinh tế - xã hội to lớn từ việc phát triển chuỗi cung ứng nội địa, tự chủ sản xuất năng lượng xanh nhằm đảm bảo an ninh năng lượng".
Lý do loạt dự án điện gió ở Đắk Nông vẫn 'án binh bất động'Các dự án điện gió ở Đắk Nông từng được kỳ vọng sẽ đóng thuế hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho địa phương. Tuy nhiên, đến nay mới có 1 dự án đi vào hoạt động, 5 dự án vẫn "án binh bất động".(责任编辑:Nhà cái uy tín)