Cửa cắt kéo của Lamborghini
Không quá khi khẳng định rằng cửa cắt kéo của Lamborghini đang là trang bị dễ nhận biết nhất trên các siêu xe trên toàn cầu. Nó thu hút đến mức dạng cắt kéo đã được hiểu là cửa Lamborghini.
Khác với những loại cửa khác mở ra theo chiều ngang,ữngkiểucửaôtôđặcbiệtchỉthấytrênsiêuxevàxesiêu21 hà lan cửa cắt kéo đóng và mở theo chiều dọc. Đây là thiết kế đẹp một cách kì lạ, không chỉ góp phần mang lại cái nhìn lôi cuốn mà còn rất hữu ích ở những thành phố chật chội - nơi có khu vực đỗ xe hạn chế. Loại cửa này thậm chí là an toàn với cả các phương tiện phía sau khi cửa xe bất ngờ mở ra.
Do bởi mở theo chiều dọc nên bản lề để đỡ cửa cắt kéo phải thực sự rất khỏe. Cửa xe sẽ được gắn liền với bản lề điều khiển có chiều dọc thay vì mở ngang ra ngoài như cửa thông thường.
Mặc dù độc đáo là vậy nhưng cửa cắt kéo lại tốn nhiều chi phí để sản xuất cũng như đòi hỏi chiều cao của bãi để xe khi xe sử dụng cửa cắt kéo "vươn vai."
Hầu hết mẫu siêu xe hiện đại của Lamborghini sử dụng cửa cắt kéo. Tuy nhiên có ngoại lệ là Huracan. Điều này được giải thích rằng Huracan hướng tới mục đích sử dụng hàng ngày.
Cửa dẫn động syncro-helix nhị diện của Koenigsegg
Giống như Lamborghini, Koenigsegg cũng thiết kế kiểu cửa mở ngược lên phía trên nhưng theo một phong cách hoàn toàn khác. Thương hiệu xe hơi Thụy Điển sử dụng một hệ thống dẫn động nhị diện độc đáo cho phép cửa xe có thể tách khỏi thân xe, sau đó xoay theo trục chính (được ví như một bản lề) để hướng lên trên.
Ban đầu, Koenigsegg ứng dụng mẫu cửa này trên chiếc CC8S tiêu chuẩn. Sau đó, hãng siêu xe Thụy Điển quyết định nhân rộng thiết kế này đối với Agera và mới nhất là siêu xe hybrid Regera.
Cửa cánh bướm của McLaren
Cũng giống như cửa cắt kéo (scissor doors), cửa cánh bướm cũng là loại cửa dọc có bản lề cố định phía trước giúp đưa cánh mở rộng ra bên ngoài rồi mới nhấc toàn bộ cánh lên trên.
Mặc dù đẹp và chất nhưng cửa cánh bướm lại tồn tại không ít những hạn chế mà người sử dụng buộc phải chấp nhận. Trước hết, do thiết kế cửa dài nên cửa cánh bướm đòi hỏi không gian và góc rộng để mở cửa. Cửa cánh bướm lớn hơn các cửa khác nên cũng nặng hơn và khó điều khiển hơn. Do cửa cánh bướm mở theo hướng nghiêng nên tài xế luôn phải quan sát hướng đỗ xe.
Một bất cập lớn nữa từ việc mở cửa theo hướng nghiêng đó là nó khiến không gian bên trong xe rộng hơn, các nhà thiết kế cũng phải sử dụng túi khí lớn hơn và đồng nghĩa với việc túi khí mất nhiều thời gian để phồng lên hơn, tăng nguy cơ tai nạn cho người ngồi trong xe. Chính bởi vậy vẻ cồng kềnh đó mà cửa cánh bướm dễ bị xước sơn hơn so với những loại cửa khác.
Tuy vậy, giống như cửa cắt kéo, không thể phủ nhận sức hấp dẫn của cửa cánh bướm bởi hình thức của nó quá đẹp và đặc biệt. Nếu bạn muốn nổi bật khi trên đường phố, hãy bước xuống từ một chiếc xe có trang bị cửa cánh bướm.
Cửa cánh chim trên Mercedes-Benz
Hầu hết xe của Meredes-Benz sử dụng cửa xe dạng truyền thống. Tuy nhiên, tới đầu những năm 1950, các kỹ sư của thương hiệu "ngôi sao 3 cánh" tung ra thiết kế hoàn toàn mới cho cửa xe với hình dáng giống hệt với một chú chim mòng biển đang tung cánh. Tên gọi cũng xuất phát từ chính hình dáng của cửa xe.
Nhiều thập kỷ sau đó, Mercedes-Benz đang mang thiết kế cửa này lên mẫu SLS AMG.
Cửa thiên nga của Aston Martin
Được lắp đặt lần đầu tiên trên DB9 và V8 Vantage, cửa thiên nga ngày càng được Aston Martin ưa chuộng và tới nay đã ứng dụng trên DB11 và Lagonda Taraf. Theo khẳng định của nhà sản xuất, cửa thiên nga nhẹ hơn, vận hành êm ái hơn và thanh lịch, kín đáo hơn so với các loại cửa khác. Chỉ có điều khiến các tay chơi siêu xe lăn tăn. Đó là việc thiết kế của cửa thiên nga không quá khác biệt so với cửa truyền thống.
Cửa tự sát của Rolls-Royce
"Suicide doors – Cửa tự sát” là cái tên dành cho một kiểu cửa độc đáo trong công nghệ chế tạo cửa xe, trong đó bản lề của cửa ở hàng ghế thứ 2 gắn ở phía sau thay vì phía trước như cửa xe thông thường. Điều đó đồng nghĩa là 2 cánh cửa trên cùng một bên sẽ mở theo 2 hướng ngược nhau.
Loại cửa này rất dễ bị mở bung ra do tác động khí động lực học khi xe đang chạy. Nhiều trường hợp hành khách cố gắng đóng cửa đã bị kéo ra ngoài và dẫn tới tử nạn. Đặc biệt thời điểm mới ra mắt những năm 30, ô tô còn chưa có đai an toàn và những tính năng an toàn khác như xe hiện đại, nguy cơ rơi khỏi xe khi dùng cửa này càng cao.
Mặc dù nguy hiểm là vậy nhưng không thể phủ nhận sức hấp dẫn mạnh mẽ của loại cửa xe này. Nó tạo vẻ đặc biệt cho chiếc xe mà bạn sử dụng. Hơn thế nữa, nhiều nhãn hiệu xe đắt tiền và cổ điển ưa dùng kiểu cửa này.
Theo Báo Giao thông
7-10 năm nữa, xe hạng sang như Mercedes, Audi, BMW… sẽ được giảm thuế nhập khẩu mức 0% theo EVFTA. Liệu giá bán của xe sang, siêu xe châu Âu tại Việt Nam có được giảm mạnh hay không?