- Vào ngày 28/9,ụnggiảbầutrượtpatintrênphốgâychúýsoi kèo bóng đá nữ sự xuất hiện của đoàn xe trang trí bắt mắt cùng 10 cô gái mặc áo ngắn khoe bụng bầu giả vô tư trượt patin trên phố đã khiến không ít người tham gia giao thông hốt hoảng. Một đoạn clip ngắn còn quay lại cảnh một cô gái trong đoàn suýt va chạm với xe máy và trượt ngã. Sự việc đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội và nhận những phản ứng gay gắt. Phần đông cho rằng đây là những hình ảnh gây nguy hiểm và phản cảm. Trước thông tin trên, trao đổi với PV, ngày 30/9, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở VHTT Hà Nội cho biết: "Tôi cũng đã cập nhật thông tin về sự việc trên ở các báo mạng, thế nhưng, nếu có các hành động như vậy thì Kids Plaza đã mắc phải nhiều lỗi vi phạm. Sở VHTT sẽ cử ngay cán bộ Thanh tra xuống để làm việc với đơn vị trên, tìm hiểu kỹ vụ việc, nếu sai phạm sẽ xử lý nghiêm" PV đã liên lạc với Kids Plaza đơn vị tổ chức sự kiện để làm rõ sự việc đang gây xôn xao này. Đại diện đơn vị này - Bà Nguyễn Thị Hường (Phụ trách Truyền thông) cho biết: “Ý tưởng của chiến dịch bắt nguồn từ một cuộc thi mà Kids Plaza tổ chức nói về cảm xúc của những người mẹ. Chúng tôi được lắng nghe rất nhiều tâm sự của những người phụ nữ về hành trình mang thai. Nhiều người mẹ đã đau xót và cắn rứt vô cùng khi phải bỏ đi con của mình, trong đó có lý do không sinh được đứa con theo ý muốn”. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất Châu Á và là một trong 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới. Tổng tỷ suất phá thai là 2,5 - nghĩa là trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam đã trải qua 2,5 lần phá thai trong cả cuộc đời sinh đẻ của mình. Vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi không phải quá nóng bỏng, nhưng nó vẫn hàng ngày hàng giờ cháy âm ỉ trong mỗi gia đình Việt Nam. Với chiến dịch này, chúng tôi muốn tìm một cách truyền tải thông điệp nhân văn này thật ấn tượng, tác động mạnh mẽ vào suy nghĩ của những người đã, đang và sắp làm cha mẹ rằng “Trai hay gái đều có quyền làm người”. Chắc hẳn khi mọi người nghe đến vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi đều cười xòa cho qua bởi đó là việc riêng tư của mỗi gia đình. Nhưng không! Nếu tất cả đều im lặng, biết bao sinh linh bé bỏng không được nhìn thấy ánh mặt trời. Dù trai hay gái, các con đều có quyền được sống, được yêu thương và bao bọc. Không kể đến việc tìm cách để sinh đứa con có giới tính như mong muốn còn ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của người mẹ và dẫn tới vấn đề mất cân bằng giới tính của xã hội. Bà Nguyễn Thị Hường chia sẻ: “Chúng tôi muốn tìm một cách truyền tải thông điệp thật mạnh để gióng lên hồi chuông cảnh báo, phần nào tác động vào những suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người đó là “có đứa cháu đích tôn”, “có người nối dõi tông đường”…. Với rất nhiều người, hình ảnh bà bầu trượt patin rất phản cảm. Nhưng thông qua chiến dịch này, Kids Plaza muốn nói lên tiếng nói bảo vệ những người phụ nữ, những người đã, đang và sắp làm mẹ. Con nào cũng quý, cũng yêu chứ không nhất thiết phải là con trai hay con gái. Vì vậy chúng tôi nhờ những PG đóng giả mẹ bầu với một mục đích “Mẹ bầu xuống phố để bảo vệ những đứa con của mình vì trai hay gái, chúng đều có quyền làm người”. Và bà Hường cũng cho biết, các bà bầu mọi người nhìn thấy là những PG trượt patin chuyên nghiệp được hóa trang bụng bầu giả. Trên cung đường di chuyển từ Trần Duy Hưng tới công viên Thống Nhất, các PG này đều ngồi phía sau xe máy và chỉ dừng lại trượt patin quãng đường rất ngắn để thu hút sự chú ý tại một vài điểm như Thái Hà, Xã Đàn, hoàn toàn không gây nguy hiểm. Khi được hỏi về việc để PG trượt patin trên phố là vi phạm luật giao thông và có thể bị xử phạt, đại diện đơn vị này trần tình do chưa tìm hiểu kỹ việc làm này vi pham luật giao thông, vi phạm luật quảng cáo nên nếu các cơ quan chức năng xử phạt thì đơn vị sẵn sàng nộp phạt và rút kinh nghiệm lần sau có cách triển khai đảm bảo an toàn, chuẩn mực hơn. Lê Anh |