发布时间:2025-01-10 21:41:58 来源:Betway 作者:Thể thao
"Ông có mặt ở trận Điện Biên Phủ chứ?Điềuquýgiátrongcuốnnhậtkíbỏquêndướigầmtủsoi kèo real vs barca"
"Có chứ, tôi đã vẽ rất nhiều trong trận chiến".
"Ông còn giữ được bức nào không?"
"Tất nhiên rồi", ông đáp.
Tôi quyết tìm hiểu sâu hơn, vì hẳn là ông Tâm đã lưu giữ được nhiều tài liệu hơn hầu hết các nghệ sĩ mà tôi đã đến thăm. Tôi đã xem vài cuốn kí họa thời chiến và rất muốn khám phá mọi cuốn nhật kí về thời đó.
"Ông có ghi nhật kí trong trận chiến không?", Tôi mạo muội hỏi.
Thay vì trả lời, ông kẹp điếu thuốc vào môi, trầm ngâm một lúc rồi lên lầu. Bà Lân mời thêm tôi món nem rán trong lúc chờ đợi. Tôi không chắc tiếp theo sẽ ra sao. Ông Tâm trở xuống, mang theo một hộp giấy bồi cũ kĩ. Nó bị bỏ quên dưới tủ quần áo hoặc gầm giường lâu đến nỗi lớp bụi đen ẩm ướt dày 5 phân đã phủ kín mặt hộp. Bên trong là tập nhật kí được bọc ni-lông để chống mối mọt ăn mòn di sản hội họa của Việt Nam. Ông lấy ra một cuốn sổ bọc trong một mảnh vải giờ đã bạc màu, nhưng ngày xưa hẳn là xanh thắm.
Đó là nội dung cuộc trò chuyện giữa Sherry Buchanan, biên tập viên nhà xuất bản Asia Ink với phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm tại nhà riêng của họa sĩ tại căn ngõ nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Chính từ cuộc gặp gỡ ấy, cuốn sách Kí họa trong chiến hàobản tiếng Anh được Nhà xuất bản Asia Ink ấn hành năm 2005 và được đánh giá là "đã mang đến một cái nhìn đặc biệt mới lạ về trận chiến oai hùng của thế kỉ XX".
Hai mươi năm sau, nhân Lễ kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Kim Đồng đã đưa lại cuốn nhật kí về với độc giả Việt Nam và xuất bản bản thảo gốc cùng những bức vẽ và kí họa của Phạm Thanh Tâm.
Sách Kí họa trong chiến hào. Ảnh: Tuấn Bình. |
Họa sĩ Phạm Thanh Tâm sinh năm 1932 tại Hải Phòng, quê gốc Nam Định. Ông theo học một trong những khóa Mĩ thuật kháng chiến đầu tiên được mở ở chiến khu, với sự dìu dắt của các họa sĩ bậc thầy Mai Văn Nam, Lương Xuân Nhị, Bùi Xuân Phái...
Mười bảy tuổi, Phạm Thanh Tâm nhập ngũ và trở thành phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ trong cả hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: Kháng chiến chống Pháp và Kháng chiến chống Mĩ. Ông từng tham gia các chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Khe Sanh (1968). Ông nghỉ hưu với quân hàm Đại tá và qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.
Các tác phẩm của ông hiện là một phần trong bộ sưu tập tranh thời chiến của Bảo tàng Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và Bảo tàng Anh Quốc.
Người phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm đã viết cuốn nhật kí đặc biệt này trong cuộc hành quân từ Yên Bái bắt đầu ngày 21/2 đến tháng 3/1954 và năm mươi lăm ngày của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhật kí là cuốn sổ tay khổ 14x24 cm, được tái hiện ở khổ cuốn sách này, gồm 44 trang viết tay bằng bút mực.
Điểm xuyết nhật kí là những bức tiểu họa vẽ đồng đội, xe Molotova, bản đồ, cả bức chân dung tự họa tác giả ngồi trên đất, nghiêng đầu cắm cúi viết trong tư thế quen thuộc trong chiến hào ngoài mặt trận.
Tư liệu lịch sử quan trọng này chiếu rọi một nhãn quan độc đáo về những khía cạnh ít được biết đến của cuộc chiến từ phía Việt Nam, đặc biệt là lòng dũng cảm, sức chịu đựng gian khổ, hi sinh của những người lính Việt Minh.
Theo nhận xét của Jessica Harrison-Hall, Giám tuyển bộ phận Gốm sứ Trung Hoa và Nghệ thuật Việt Nam tại Bảo tàng Anh, nhận xét về các bức vẽ của Phạm Thanh Tâm:“Những ghi chép về chiến trường, lời kể của người lính và những quan sát cá nhân của Phạm Thanh Tâm mang vẻ chân thực và sâu sắc, thấm đượm tình đồng chí của các chiến sĩ. Mặc dù chính thức gia nhập Đại đoàn với tư cách là phóng viên chứ không phải là quân nhân nhưng ông vẫn là một trong số họ. Lúc đó, ông hai mươi hai tuổi, gần gũi thân thiết với những người lính tuổi đời mới mười tám đôi mươi. Ông không có vũ khí nên tin tưởng những người đồng đội cầm súng bằng cả mạng sống của mình".
Ấn bản tiếng Việt sử dụng tư liệu thiết kế và hình ảnh của ấn bản tiếng Anh Drawing Under Fire: War diary of a young Vietnamese artistdo nhà xuất bản Asia Ink ấn hành.
Phần lời dẫn xen kẽ giữa các trang nhật kí cũng được dịch từ ấn bản tiếng Anh. Toàn bộ phần nhật kí của họa sĩ Phạm Thanh Tâm được đánh máy từ bản chép lại cuốn nhật kí năm 1954 của họa sĩ do Asia Ink cung cấp. Người đọc sẽ thấy một số đoạn ghi chép vội, câu văn ngắn, không dấu câu và có phần khó hiểu... song qua đó có thể cảm nhận một cách chân thực nhất cảm xúc của người viết, diễn biến và sức nóng của chiến dịch.
Bà Sherry Buchanan chia sẻ: "Tôi thật lòng ngưỡng mộ sự bình tĩnh của Phạm Thanh Tâm dưới làn đạn của một trong những trận chiến khốc liệt nhất thế kỉ XX, trận chiến lịch sử đã mang lại độc lập cho Việt Nam. Giữa chiến trường ông vẫn giữ được lòng trắc ẩn, giúp đỡ đồng đội của mình thông qua các bức tranh và vẫn có thể bình tâm cầm bút viết ở chốn mà nhà báo Mĩ Bernard Fall mô tả là ‘một góc địa ngục’".
Bài viết của độc giả Nguyễn Tuấn Bình, được gửi từ email "[email protected]"
相关文章
随便看看