Thông tin được tiết lộ trên mạng xã hội X (Twitter) vào tuần trước bởi ủy viên hội đồng thành phố Porto Alegre,ỉmấtgiâyviếtdựthảoluậthoànchỉnhdễdàngđượcthôgiải u19 đức Ramiro Rosario. Theo đó, “sản phẩm” do ChatGPT soạn thảo 100%, đã có hiệu lực từ ngày 23/11.
Ủy viên này cho biết, dự thảo luật được chatbot của OpenAI xây dựng trong vòng 15 giây, từ câu lệnh khoảng 250 ký tự, cụ thể: “Viết một luật cho thành phố Porto Alegre, dưới góc độ cơ quan lập pháp chứ không phải hành pháp, trong đó cấm Sở nước thải thành phố yêu cầu người dân thanh toán chi phí đồng hồ nước mới trong trường hợp đồng hồ cũ bị đánh cắp”.
ChatGPT là chatbot AI do OpenAI phát triển, có khả năng tạo ra các câu trả lời bằng cách dự đoán những gì tiếp theo trong một câu, dựa trên các mẫu mà nó đã học trong quá trình đào tạo.
Rosario cho hay, phản hồi của ChatGPT đã giúp ông tìm ra hai ý tưởng mới cho một vấn đề gây tranh cãi trong nhiều tháng qua.
AI đề xuất thời hạn 30 ngày để thành phố thay thế các công tơ mét bị đánh cắp và một điều khoản phải xoá bỏ hoá đơn nước nếu đồng hồ không được thay mới theo đúng thời hạn.
Dự luật này, sau khi được cơ quan chức năng thực hiện một số thay đổi nhỏ về từ ngữ, đã được cả 36 thành viên của hội đồng phê duyệt, mà không hề biết rằng đó là một sản phẩm do AI tạo ra.
Dù vậy, việc bí mật “thí nghiệm” sử dụng AI trong công tác lập pháp khiến một số quan chức thành phố không hài lòng.
Hamilton Sossmeier, Chủ tịch hội đồng thành phố nói rằng điều này đặt ra tiền lệ nguy hiểm và những người liên quan cần minh bạch về việc ChatGPT chắp bút cho đề xuất, dù sau khi đọc kỹ càng, ông cũng thừa nhận “dù tốt hay không tốt, nó cũng là một xu hướng đang diễn ra”.
Rosario cũng lý giải việc phải giữ bí mật về cách dự luật được tạo ra do các nhà lập pháp có định kiến với AI có thể ngăn chặn hoặc từ chối bỏ phiếu.
“Tôi ủng hộ ý tưởng rằng trí tuệ nhân tạo có thể giúp tối ưu hóa tài nguyên và thời gian của các tác nhân chính trị và công chức, cho phép họ tập trung vào những gì thực sự cần thiết cho công việc của họ”.
(Theo SCMP)